Khai mạc Festival Diều quốc tế năm 2017

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/6/2017 | 4:58:38 PM

Festival Diều quốc tế Quảng Nam 2017 có sự tham gia trình diễn của gần 200 nghệ nhân thuộc các câu lạc bộ (CLB) trong nước và 9 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Màn trình diễn diều của đội Nhật Bản.
Màn trình diễn diều của đội Nhật Bản.

Festival Diều quốc tế Quảng Nam 2017 là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động thuộc khuôn khổ Festival di sản Quảng Nam lần thứ VI, được khai mạc vào sáng 8/6 tại TP. Hội An và kéo dài  đến 10/6, tại TP. Hội An và biển Tam Thanh thuộc TP. Tam Kỳ.

Festival có sự tham gia của 90 nghệ nhân thuộc các CLB diều trong nước và 21 nghệ nhân đến từ 9 quốc gia, vùng lãnh thổ gồm: Canada, Indonesia, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, New Zealand, Malaysia. Ngoài ra, còn có 85 nghệ nhân từ 3 miền Bắc-Trung-Nam hội tụ về hai thành phố của tỉnh Quảng Nam để thể hiện nghệ thuật thả diều.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Hồ Tấn Cường, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Quảng Nam cho biết: Khoảng 300 con diều truyền thống và hiện đại sẽ được các nghệ nhân trình diễn gắn với âm nhạc, thể hiện tài năng sáng tạo thông qua kỹ thuật thiết kế, trang trí và điều khiển diều.

Đây không chỉ là cơ hội để nghệ nhân diều các nước giao lưu văn hóa, mà còn là dịp để quảng bá nghệ thuật chơi diều của Việt Nam, của các quốc gia trên thế giới với du khách trong và ngoài nước.

Ngay sau lễ khai mạc, bên dòng sông Hoài thơ mộng, các nghệ nhân đã phô diễn kỹ nghệ thả diều của đội mình. Những cánh diều đa sắc màu của 9 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự với đủ kích thước và hình dáng chao liệng trên bầu trời khiến người dân và du khách vô cùng hào hứng.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục