Lễ hội cầu ngư độc đáo ở Khánh Hòa thu hút đông đảo du khách

  • Cập nhật: Chủ nhật, 11/6/2017 | 8:32:47 AM

Nằm trong chuỗi các hoạt động Festival biển Nha Trang-Khánh Hòa 2017, chiều 10/6, tại Công viên bờ biển đường Trần Phú, thành phố Nha Trang, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức Lễ hội cầu ngư.

Biểu diễn múa Lục cúng hoa đăng tại lễ hội.
Biểu diễn múa Lục cúng hoa đăng tại lễ hội.

Lễ hội đã tái hiện các nghi lễ như: rước nghinh ông, cúng tế tại lăng thờ, rước sắc phong, hò bá trạo, múa lục cúng hoa đăng.

Lễ hội đã thu hút đông đảo du khách, ngư dân và người dân địa phương tham gia.

Lão ngư Nguyễn Văn Nhu, 68 tuổi, Trưởng ban Đình Lăng Trường Tây, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang cho biết ngư dân Khánh Hòa thường tổ chức Lễ hội cầu ngư sau Tết Nguyên đán hằng năm, khi bước vào mùa biển mới, nhằm tạ ơn Thần Nam Hải (cá voi) đã phù trợ cho ngư dân trong những chuyến ra khơi, tưởng nhớ các bậc tiền nhân, đồng thời cầu quốc thái dân an, mong được mùa trong vụ biển mới.

Cũng theo lão ngư Nguyễn Văn Nhu, trong Lễ hội cầu ngư, phần quan trọng nhất là nghi thức cúng tế tại lăng thờ Thần Nam Hải.

Chủ trì nghi thức này gồm có 4 ông: chánh tế, bồi tế, tả ban và hữu ban cùng 4 học trò lễ dâng rượu và đèn. Lễ hội cầu ngư mở đầu bằng rước Thần Nam Hải về lăng. Kết thúc lễ hội là lễ cúng tống na, tức tiễn thần đi.

Tháng 6/2014, Lễ hội cầu ngư ở Khánh Hòa đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội cầu ngư là một hoạt động văn hóa mang tính tín ngưỡng trong đời sống tâm linh của người dân vùng biển, đặc biệt là vùng duyên hải Nam Trung Bộ, bắt nguồn từ tục thờ Thần Nam Hải.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục