Khai mạc triển lãm quốc gia “70 năm đền ơn đáp nghĩa”

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/7/2017 | 9:03:09 AM

Triển lãm “70 năm đền ơn đáp nghĩa” chính thức khai mạc tối 25/7 tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam nhằm tôn vinh, tri ân các anh hùng liệt sỹ, người có công với cách mạng đã cống hiến xương máu, hy sinh để bảo vệ độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng một số đơn vị phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947​-27/7/2017).

Tới dự buổi lễ có sự tham dự của đại diện các Bộ, ban, ngành, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân… và đông đảo công chúng.

Tại triển lãm, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Vương Duy Biên cho biết: Triển lãm góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

Qua đó, khơi dậy các nguồn lực trong xã hội nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng; góp phần thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng.

Trong khuôn khổ triển lãm sẽ diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa. Trong đó, phần triển lãm sẽ gồm nhiều nội dung. Đầu tiên là triển lãm tư liệu, hiện vật, hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo Đảng, Nhà nước với công tác thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng.

Phần này trưng bày tư liệu, hiện vật và hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác thương binh, liệt sỹ; các pháp lệnh, nghị định, chỉ thị… của Đảng, Nhà nước về thương binh liệt sỹ, người có công với cách mạng…; chiếu phim, phóng sự truyền hình, tranh cổ động đạt giải về đề tài này.

Phần thứ 2 trưng bày những thành tựu nổi bật trong công tác thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng với các khía cạnh nổi bật như​ xây dựng và thực hiện thống nhất trong cả nước một hệ thống chính sách, chế độ ưu đãi; Phong trào chăm sóc thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng từ Trung ương đến địa phương; Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ; Xây dựng, tu bổ nghĩa trang, công trình tưởng niệm liệt sỹ, ...

Phần thứ 3 là trưng bày bức tranh tổng quan về phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” của toàn xã hội trong những năm qua với nhiều nội dung phong phú , trong đó có các triển lãm “Nghĩa tình sâu nặng” do Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thực hiện; “Công an nhân dân ​- 70 năm đền ơn đáp nghĩa” do Bảo tàng Công an nhân dân với 170 hình ảnh, tài liệu hiện vật; “Hà Nội ​- 70 năm phong trào đền ơn đáp nghĩa”do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội thực hiện trưng bày 100 bức ảnh tư liệu đen trắng và ảnh màu đẹp với các kích thước khác nhau, được trình bày hài hòa, ấn tượng.

Đáng chú ý, phần triển lãm “Thái Nguyên - nơi khởi nguồn của ngày thương binh, liệt sỹ 27/7” sẽ tái hiện và giới thiệu về khu di tích 27/7 (tại xóm Bàn Cờ, thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên); bản chụp một đoạn bút tích bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thương binh, liệt sỹ; Sắc lệnh số 20/SL “Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ.”

Phần triển lãm về “Mẹ Việt Nam anh hùng” do Ban Quản lý quần thể Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam thực hiện. Tại đây, triển lãm giới thiệu về 6 mẹ Việt Nam Anh hùng tiêu biểu.

Đó là Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ có 11 con, cháu hy sinh trong các cuộc chiến tranh vì độc lập của Tổ quốc. Mẹ Việt Nam Anh hùng Trần Thị Quang Mẫn, bà cải trang thành nam giới đi đánh giặc, chồng và người con trai duy nhất của Mẹ đều là liệt sỹ. Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Rành, gia đình mẹ 4 đời tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ.

Qua hai cuộc kháng chiến của dân tộc, Mẹ đã cống hiến cho Tổ quốc 8 người con trai.

Ngoài ra còn có Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thập, Mẹ Việt Nam Anh hùng Văn Thị Thừa, Mẹ Việt Nam Anh hùng Bùi Thị Mè đều là những bà mẹ vĩ đại, kiên cường và bất khuất…

Phần trưng bày “Những lá thư thời chiến”giới thiệu những hình ảnh, tư liệu và thư từ, bút tích gốc trong Tuyển tập “Những lá thư thời chiến Việt Nam.”

Đây là công trình được Đại tá, Nhà văn Đặng Vương Hưng thực hiện trong thời gian 10 năm (2005​-2015), tập hơn hơn 300 lá thư của 127 tác giả. Trong đó đa phần các tác giả, nhân vật trong thư được giới thiệu đều là ​liệt sỹ, hoặc thương binh và đến nay hầu như đều không còn nữa.

Bởi thế, nhiều lá thư không chỉ là kỷ vật vô giá, mà còn là di vật thiêng liêng, từng đặt trên bàn thờ của nhiều gia đình Việt Nam.

Triển lãm do Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc thực hiện.

Phần tiếp theo trưng bày các tác phẩm văn học nghệ thuật “Viết về những người có công với cách mạng và cuộc vận động sáng tác về đề tài thương binh, liệt sỹ và người có công” do Hội Nhà văn Việt Nam thực hiện.

Trong triển lãm “70 năm đền ơn đáp nghĩa” còn giới thiệu, trưng bày sản phẩm của các cá nhân và doanh nghiệp, cơ sở sản xuất là thương binh, cựu chiến binh, gia đình chính sách.

Họ là những tấm gương vượt khó, tàn nhưng không phế, năng động trong sản xuất kinh doanh, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội, ngời sáng phẩm chất Bộ đội cụ Hồ.

Triển lãm cũng trưng bày những tác phẩm mỹ thuật của họa sỹ thương binh Lê Duy Ứng và các họa sỹ khác về chủ đề thương binh, liệt sỹ.

Trong thời gian diễn ra Triển lãm “70 năm đền ơn đáp nghĩa” còn có các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật về chủ đề thương binh, liệt sỹ; tặng quà cho các gia đình chính sách…

Chương trình triển lãm “70 năm đền ơn đáp nghĩa” sẽ kéo dài đến hết ngày 27/7.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Cổng chính vào Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Tối 17/4, tại sân khấu Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hội tụ non sông”, chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Chương trình nghệ thuật sử thi

Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Các đại biểu tham gia chương trình.

Chiều 16-4, tại trụ sở Hội Nhà báo Việt Nam (phố Dương Đình Nghệ, Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí quốc gia đã khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023. Đáng chú ý, sau khi tiến hành sơ loại, có 1.827 tác phẩm đủ điều kiện tham gia Giải Báo chí quốc gia kỳ này.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại phiên họp.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Sở Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn xây dựng về kinh phí, trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo đúng đủ kinh phí cho hoạt động kỷ niệm; các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng tối 10/10/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục