Văn học trẻ dân tộc thiểu số và việc giữ gìn sắc thái văn hóa

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/9/2017 | 6:49:20 AM

YBĐT - Hiện nay, văn học trong nước đang có sự vận động, chuyển biến, đan xen nhiều khuynh hướng sáng tác. Vì vậy, việc quan tâm đến sáng tác văn học trẻ gắn với giữ gìn, phát huy sắc thái văn hóa địa phương là việc làm hết sức cần thiết. Trong đó, một mảng của sáng tác văn học trẻ, tuy nhỏ nhưng rất quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy sắc thái văn hóa, đó là sáng tác trẻ dân tộc thiểu số.

Một số tác phẩm văn học của các tác giả dân tộc thiểu số Yên Bái.
Một số tác phẩm văn học của các tác giả dân tộc thiểu số Yên Bái.

Sinh ra, lớn lên, tắm mình trong không gian văn hóa của dân tộc mình, hơn ai hết, chính những tác giả văn học trẻ người dân tộc thiểu số sẽ là người lưu giữ, phát huy tốt nhất vốn văn hóa của họ. Ở Yên Bái, với đặc thù một tỉnh miền núi, có trên 30 thành phần dân tộc chung sống (trong đó có 12 thành phần dân tộc bản địa sinh sống lâu đời có số dân trên 600 người), mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng.
 
Thiên nhiên tươi đẹp, sự đa dạng về thành phần dân tộc, không gian văn hóa độc đáo, văn hóa dân gian, dân ca, dân vũ phong phú, là cảm hứng và là nguồn đề tài vô tận cho các văn nghệ sĩ sáng tạo. Tuy nhiên, nhìn về lực lượng sáng tác văn học, nhất là văn học trẻ hiện nay còn rất mỏng, lực lượng sáng tác văn học trẻ dân tộc thiểu số lại càng mỏng.
 
Tính cả Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh hiện nay mới có 9 hội viên là người dân tộc thiểu số, gồm: 6 hội viên dân tộc Tày, 2 hội viên dân tộc Dao, 1 hội viên dân tộc Mường. Lực lượng tác giả mỏng, lại khó khăn trong việc phát hiện, bồi dưỡng nhân tố mới. Tác giả trẻ tham gia sáng tạo văn học đã hiếm, tác giả trẻ dân tộc thiểu số tham gia sáng tạo văn học lại càng hiếm. Phát hiện đã khó, nuôi dưỡng còn khó hơn, đấy là chưa nói đến thành công trong sáng tạo văn học nghệ thuật bao giờ cũng khắt khe…
 
Vì vậy, tác giả văn học trẻ dân tộc thiểu số rất cần được quan tâm nuôi dưỡng, trân trọng, rất cần tâm huyết, trách nhiệm thực sự của những người trong cuộc. Nhìn vào lực lượng tác giả văn học trẻ dân tộc thiểu số ở Yên Bái hiện nay, ngoài lực lượng mỏng, có thể dễ dàng nhận thấy thành phần dân tộc còn thiếu hụt. Yên Bái có hơn 30 thành phần dân tộc với 12 dân tộc bản địa sinh sống lâu đời vậy mà chỉ có 4 dân tộc có người tham gia sáng tác văn học. Như vậy, chúng ta đang để hổng và bỏ phí rất nhiều thứ.

Đất nước đổi mới, mở cửa và hội nhập, nghị quyết của Đảng soi sáng, động lực thúc đẩy sáng tạo ở các tác giả văn học trẻ dân tộc thiểu số có từ hai phía, bên trong và bên ngoài. Tác giả trẻ dân tộc có thế mạnh là giàu chất dân tộc, văn hóa riêng, nhiều người nhờ đó có thành quả trong sáng tạo nhưng nhiều người lại thiếu kỹ năng và năng lực để triển khai nó.
 
Sự thiếu hụt này, các tác giả văn học trẻ dân tộc thiểu số không tự bù đắp được, nhất là các tác giả mới vào nghề. Cho nên cần tạo điều kiện hơn nữa cho các tác giả văn học trẻ dân tộc thiểu số tham dự các trại sáng tác, các cuộc tọa đàm, trao đổi, tạo điều kiện giao lưu học tập cũng như động viên, khuyến khích họ sáng tạo.

Một vấn đề nữa là sáng tác văn học bằng tiếng dân tộc, chữ viết dân tộc, lực lượng sáng tác này hiện chỉ đếm được trên đầu ngón tay với sự có mặt của một vài dân tộc như: Tày, Mông, Dao, Thái, Mường… Thiết nghĩ, chúng ta cần có cơ chế khuyến khích hơn nữa cho các tác giả, nhất là các tác giả văn học trẻ dân tộc thiểu số sáng tác bằng tiếng dân tộc, chữ viết dân tộc, không vì hướng tới hội nhập, không để cơn lốc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa mà đánh mất gốc, đánh mất bản sắc dân tộc. 
 
Hàng năm, các tác giả văn học trẻ dân tộc thiểu số luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh trong việc tham dự các lớp bồi dưỡng về văn học, các trại sáng tác, hỗ trợ về kinh phí xuất bản cho các tác phẩm. Đó là sự động viên khích lệ, cũng là điều kiện thuận lợi để các tác giả văn học trẻ là người dân tộc thiểu số hăng say sáng tạo.

Để có tác phẩm hay, mang hơi thở cuộc sống, lại giữ gìn được sắc thái văn hóa địa phương, việc đầu tiên là phải xây dựng được đội ngũ và nâng cao chất lượng đội ngũ tác giả văn học trẻ người dân tộc thiểu số. Việc xây dựng đội ngũ, nâng cao chất lượng tác giả, tác phẩm văn học trẻ dân tộc thiểu số là việc làm hết sức quan trọng để giữ gìn và phát huy sắc thái văn hóa của địa phương. Sắc thái văn hóa ấy là linh hồn, là cội nguồn của sự trường tồn, là mục tiêu quan trọng góp phần xây dựng văn hóa con người trong thời kỳ mới.
 
Nông Quang Khiêm

Các tin khác
Cổng chính vào Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Tối 17/4, tại sân khấu Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hội tụ non sông”, chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Chương trình nghệ thuật sử thi

Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Các đại biểu tham gia chương trình.

Chiều 16-4, tại trụ sở Hội Nhà báo Việt Nam (phố Dương Đình Nghệ, Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí quốc gia đã khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023. Đáng chú ý, sau khi tiến hành sơ loại, có 1.827 tác phẩm đủ điều kiện tham gia Giải Báo chí quốc gia kỳ này.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại phiên họp.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Sở Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn xây dựng về kinh phí, trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo đúng đủ kinh phí cho hoạt động kỷ niệm; các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng tối 10/10/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục