Xem xét đưa hát xoan, bài chòi thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

  • Cập nhật: Thứ hai, 4/12/2017 | 1:53:41 PM

Hồ sơ hát xoan Phú Thọ và bài chòi Trung bộ của Việt Nam sẽ được xem xét để đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Hát xoan Phú Thọ đã có sự nỗ lực để
Hát xoan Phú Thọ đã có sự nỗ lực để "thoát" khỏi danh sách Di sản cần bảo vệ khẩn cấp.

Sáng nay 4-12, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Jeju, Hàn Quốc, Kỳ họp thứ 12, Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 chính thức khai mạc. Hội nghị diễn ra từ ngày 4 đến ngày 9-12-2017.

Tại Hội nghị này, hồ sơ hát xoan Phú Thọ và bài chòi Trung bộ của Việt Nam sẽ được xem xét để đưa vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Năm 2011, khi hát xoan trở thành di sản cần bảo vệ khẩn cấp, chỉ có 13 câu lạc bộ hát xoan và nay con số này đã là 33, với cả nghìn thành viên.

Đưa hát xoan lan tỏa trong đời sống từ nếp nhà, trường học đến các liên hoan - đó là nỗ lực của cả chính quyền và cộng đồng, đáp ứng khuyến nghị từ UNESCO. Hiện có hơn 300 di tích liên quan đến hát xoan, gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được tôn tạo, trở thành không gian diễn xướng xoan.

Đề án Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể hát xoan Phú Thọ được Thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 2013 vẫn đang được triển khai gồm: thiết lập quỹ bảo tồn xoan, xuất bản tài liệu giáo dục, hỗ trợ nghệ nhân.

Trong kỳ họp này, nhiều khả năng, hát xoan sẽ là di sản đầu tiên trên thế giới có sự chuyển đổi đặc biệt từ danh sách "cần được bảo vệ khẩn cấp" sang Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Hồ sơ đề cử quốc gia "Nghệ thuật bài chòi Trung bộ Việt Nam” do Viện Âm nhạc phối hợp với 9 tỉnh, thành phố (từ Quảng Bình đến Khánh Hòa) đã được hoàn thành và gửi đến UNESCO vào tháng 3-2016.

Bài chòi là một loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian truyền thống đặc sắc của miền Trung. Cái thú của bài chòi không phải ở thắng thua mà là niềm vui đầu năm với hàng xóm láng giềng với những câu hát trong quá trình chơi vừa bình dị mà đầy chất thơ.

Bên cạnh những giá trị về văn hóa, nghệ thuật, hát bài chòi còn mang đậm tính nhân văn, tính giáo dục về tình yêu quê hương, đất nước, yêu con người... thông qua những câu hô hát (còn gọi là câu Thai).

Thông qua nội dung của những câu hát, có thể tìm thấy trong đó sự ca ngợi tình thương yêu cha mẹ, tình nghĩa thầy trò, tình nghĩa vợ chồng... Không chỉ mang đậm tính nhân văn, mà nội dung các câu hát trong nghệ thuật bài chòi còn mang đậm tính giáo dục về đạo đức, về nhân cách, lối sống cao đẹp, hướng con người đến những giá trị, chuẩn mực đạo đức cao đẹp hơn.

Trong lần họp lần này có 35 hồ sơ được hội đồng xem xét đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại điện nhân loại, dự kiến kết quả sẽ được công bố ngày 7-12.
 
(Theo SGGP)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục