Triển lãm trận Điện Biên phủ trên không và hầm chỉ huy tác chiến T1

  • Cập nhật: Thứ bảy, 16/12/2017 | 9:28:56 AM

Với gần 200 hình ảnh, tài liệu, hiện vật, triển lãm giới thiệu vai trò của Hầm chỉ huy tác chiến T1 và Trận Điện Biên Phủ trên không.

Kỷ niệm 45 năm chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" (12/1972-12/2017), 71 năm Ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/2017), 73 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2017) và 28 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2017, chiều 15/12, tại Hà Nội, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức khai mạc triển lãm "Trận Điện Biên Phủ trên không và Căn hầm Chỉ huy tác chiến T1".

Với gần 200 hình ảnh, tài liệu, hiện vật, triển lãm giới thiệu hai nội dung chính: Vai trò của Hầm chỉ huy tác chiến T1 và Trận Điện Biên Phủ trên không (18-29/12/1972). Đặc biệt, triển lãm lần đầu tiên giới thiệu một số hình ảnh, hiện vật của các nhân chứng lịch sử nguyên là lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ đã từng làm việc tại Căn hầm chỉ huy tác chiến T1 trong 12 ngày đêm Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không.

Trong thời gian diễn ra triển lãm, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội tổ chức chiếu phim tư liệu và mời các chuyên gia nghiên cứu lịch sử quân sự, các nhân chứng nguyên là lãnh đạo, cán bộ, chiến sỹ làm việc trực tiếp tại Hầm Chỉ huy tác chiến T1 trong 12 ngày đêm năm 1972 đến giao lưu, nói chuyện, ôn lại truyền thống cách mạng với các em học sinh và khách tham quan.

Triển lãm được trưng bày trong khu di sản Hoàng thành Thăng Long nhằm ôn lại truyền thống lịch sử đầy tự hào của quân dân Thủ đô; là dịp để khách tham quan tìm hiểu, cảm nhận thêm về sự khốc liệt của cuộc chiến; nhấn mạnh vai trò, vị trí của Hầm Chỉ huy tác chiến T1 cũng như những nhân chứng lịch sử đã từng làm việc, cống hiến góp phần làm nên chiến thắng "Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972.

Tới dự triển lãm, Anh hùng Phạm Tuân cho biết, tại mảnh đất này, Đảng, Bác Hồ cũng đã từng dự những cuộc họp và đánh giá được là địch thế nào cũng dùng B52 để đánh phá Hà Nội.

"Từ căn hầm T1 này đã truyền đi mệnh lệnh máy bay B52 đánh vào Hà Nội ngay khi B52 bắt đầu cất cánh. Trước đó, tất cả các mệnh lệnh phê duyệt, các phương án tác chiến và các chỉ đạo cho Quân chủng phòng không, không quân chuẩn bị chiến đấu cũng xuất phát từ căn hầm này. Đây là nhữngquyết sách, các mệnh lệnh rất lớn”, Anh hùng Phạm Tuân cho biết.
 
(Theo VOV)

Các tin khác
Cổng chính vào Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Tối 17/4, tại sân khấu Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hội tụ non sông”, chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Chương trình nghệ thuật sử thi

Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Các đại biểu tham gia chương trình.

Chiều 16-4, tại trụ sở Hội Nhà báo Việt Nam (phố Dương Đình Nghệ, Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí quốc gia đã khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023. Đáng chú ý, sau khi tiến hành sơ loại, có 1.827 tác phẩm đủ điều kiện tham gia Giải Báo chí quốc gia kỳ này.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại phiên họp.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Sở Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn xây dựng về kinh phí, trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo đúng đủ kinh phí cho hoạt động kỷ niệm; các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng tối 10/10/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục