Vinh danh 59 tác phẩm văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2017

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/1/2018 | 5:10:29 PM

59 tác phẩm văn học nghệ thuật xuất sắc năm 2017 được vinh danh tại lễ trao giải thưởng của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam diễn ra ngày 17/1, tại Hà Nội.

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Vương Duy Biên trao giải A cho tác giả Phạm Phát.
Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Vương Duy Biên trao giải A cho tác giả Phạm Phát.

Nhà văn Tùng Điển, Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cho biết: Giải thưởng của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2017 đã lựa chọn được những tác phẩm xuất sắc trong năm.

Các hội văn học nghệ thuật chuyên ngành ở trung ương, địa phương gửi tham dự những tác phẩm xuất sắc nhất đã được xuất bản, tham gia triển lãm, công bố, trình diễn, được công chúng mến mộ.

Qua Giải thưởng năm 2017 có thể thấy tác phẩm văn học nghệ thuật của các hội viên vẫn duy trì theo khuynh hướng truyền thống; các tác giả trẻ có thể hiện sự tìm tòi, đổi mới nhưng nội dung, chủ đề vẫn bám sát đời sống, truyền thống đạo lý của dân tộc.

Đặc biệt, nhiều tác phẩm khai thác đề tài thời sự của đất nước, như vấn đề bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo. Mỗi chuyên ngành văn học nghệ thuật đều có đặc thù riêng nên chất lượng giải thưởng các chuyên ngành năm 2017 cũng thể hiện nhiều tính riêng biệt.

Năm nay, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam trao 2 hệ thống giải cho các tác giả, tác phẩm xuất sắc. Trong đó, 8 giải thưởng được trao cho các tác giả là hội viên hội văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương.

Đó là các tác phẩm: Vở kịch "Kiều,” tác giả Nguyễn Hiếu, đạo diễn Phạm Văn Tú (Nhà hát kịch Việt Nam); công trình Nhà thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh của kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu; 2 bộ phim tài liệu "Hai đứa trẻ,” đạo diễn Tạ Quỳnh Tư-Nguyễn Quốc Khánh và "Bức thông điệp lịch sử” của đạo diễn ​nghệ sỹ ưu tú Nguyễn Minh Chuyên; công trình "Nhạc lễ dân gian người Việt ở Nam bộ,” tác giả Nguyễn Thị Mỹ Liên; ảnh bộ "Nghi thức dựng cây Nêu của đồng bào Cơ Tu huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam” của Lê Trọng Khang; công trình nghiên cứu và đào tạo "Âm nhạc dân tộc Việt Nam” do ​phó ​giáo sư, ​tiến sỹ Lê Văn Toàn chủ biên; tập truyện ngắn "Búp thông xanh” của Đinh Su Giang; tuyển tập bài viết về nghệ thuật múa Việt Nam do nghệ sỹ ​nhân dân Chu Thúy Quỳnh chủ biên.

51 giải thưởng được trao cho các tác giả là hội viên các hội văn học nghệ thuật địa phương, trong đó có 2 giải A, 9 giải B, 15 giải C, 20 giải Khuyến khích và 5 giải dành cho tác giả trẻ.

Hai giải A được trao cho: Truyện và ký "Trầm” của Phạm Phát (Đà Nẵng); ảnh bộ "Ươm cà phê bằng phương pháp nhân giống hữu tính” của tác giả Trần Thị Mùi (Đắk Lắk).

Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam chúc mừng các tác giả đạt giải thưởng năm 2017.

Ông nhấn mạnh: Giải thưởng là sự ghi nhận thành tựu văn học nghệ thuật trong năm 2017, nhất là tư tưởng cố gắng nâng cao chất lượng, đáp ứng tinh thần chuyên nghiệp hóa trên tất cả các lĩnh vực văn học nghệ thuật của các tác giả. Điều đáng mừng là khoảng cách giữa các cây bút nghiệp dư và hội viên hội văn học nghệ thuật chuyên ngành ngày càng được rút ngắn. Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam hy vọng rằng, trong thời gian không xa, các cây bút nghiệp dư sẽ tham gia vào đội ngũ làm văn học nghệ thuật chuyên nghiệp của đất nước.

Giải thưởng Văn học nghệ thuật của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam được tổ chức thường niên, ngày càng được mở rộng về quy mô, thu hút sự tham gia của đông đảo văn nghệ sĩ trên cả nước.

Đến hết tháng 10/2017, ​ban ​tổ chức đã nhận được 10 tác phẩm có giá trị xuất sắc của các tác giả ở 9 hội văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương và gần 300 tác phẩm của tác giả, nhóm tác giả thuộc 56 hội văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố tham dự.
 
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục