Đồng Tháp khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Du lịch 2018

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/1/2018 | 2:52:57 PM

Khởi đầu cho Tuần lễ Văn hóa Du lịch năm 2018, Đồng Tháp chọn văn hóa và tài nguyên bản địa làm khâu đột phá, với khát vọng đưa du lịch Đồng Tháp đứng vào top đầu của du lịch miền Tây trong 10 năm tới, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho hay.

Khách tham quan Du lịch Văn hóa Phương Nam.
Khách tham quan Du lịch Văn hóa Phương Nam.


Mới đây, tại Khu du lịch Văn hóa Phương Nam, xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò, UBND tỉnh Đồng Tháp đã long trọng tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Đồng Tháp năm 2018, với chủ đề "Hành trình kết nối văn hóa Phương Nam”.

Sau hồi trống khai hội là chương trình nghệ thuật đặc sắc với nội dung ba chương gồm: Mở cõi phương Nam; Hương sắc Đồng Tháp và Đồng Tháp mùa xuân về đã đưa quý đại biểu và du khách có cái nhìn toàn diện về hành trình mở cõi, khai hoan mở đất phương Nam; cuộc sống con người miền sông nước mộc mạc hiếu khách, nghĩa tình, thật thà như một khúc dân ca; ca ngời cảnh sắc đẹp đến nao lòng của nhưng danh thắng cảnh tại Đồng Tháp trong không khi hân hoan đón chào mùa xuân về…

Dịp này, Tiến sĩ Nguyễn Văn Viễn - Viện trưởng Viện Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Kỷ lục gia Việt Nam trao kỷ lục Việt Nam cho chiếc trống độc mộc bằng gỗ sến lớn nhất Việt Nam cho Khu Du lịch văn hóa Phương Nam. Chiếc trống nặng 10 tấn nhập từ Cameroon- Nam Mỹ, do các nghệ nhân làng trống Đọi Tam tạo tác, với chiều cao 2,9m, đường kính mặt trống 1,6m, chu vi 6m. Đây cũng là kỷ lục Việt Nam thứ 3 mà Khu Du lịch văn hoá Phương Nam đã được trao tặng.

Tuần lễ Văn hóa Du lịch tỉnh Đồng Tháp năm 2018 sẽ diễn ra từ 24.1- 31.1, tại Khu Du lịch Văn hóa Phương Nam (xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò) với nhiều hoạt động đặc sắc hấp dẫn như khánh thành đường ĐH69; viếng đền thờ, tham quan bảo tàng Nam Bộ nơi lưu giữ những hình ảnh và hiện vật có giá trị về quá trình khai khẩn vùng đất phương Nam; tái hiện chợ chiếu Định Yên (chợ ma); múa lân, liên hoan hát dân ca và hò Đồng Tháp; đá cầu nghệ thuật, chương trình nghệ thuật giới thiệu di sản Đồng Tháp.

Cùng với đó là các hoạt động diễn ra xuyên suốt như: phiên chợ nông nghiệp xanh, mô hình nhà Nam bộ xưa, thưởng thức và trải nghiệm cách làm truyền thống các món ăn của Nam Bộ, tinh hoa sen, trò chơi dân gian, triển lãm và trình diễn làng nghề thủ công, ảnh đẹp Đồng Tháp ...
 
(Theo Một Thế giới)

Các tin khác
Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Lễ rước Mẫu sang sông trong Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên.

Việc bảo tồn và khai thác hiệu quả giá trị văn hoá bản địa đã trở thành một xu hướng quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững. Với sự đa dạng về văn hóa bản địa, Yên Bái không chỉ thu hút du khách, bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn là một điểm đến lý tưởng để khám phá và trải nghiệm văn hóa độc đáo của địa phương.

Độc giả nhỏ tuổi lựa chọn các ấn phẩm tại Phố sách Hà Nội.

Hôm nay (21-4), đánh dấu 10 năm nước ta tổ chức Ngày Sách Việt Nam (2014-2024) và sau này được nâng tầm lên là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (từ năm 2022).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục