Hội thảo bài trí, sắp xếp trong Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đền Đông Cuông

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/3/2018 | 2:58:42 PM

YênBái - YBĐT - Ngày 15/3, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thảo bài trí, sắp xếp trong Di tích lịch sử- văn hóa quốc gia đền Đông Cuông, huyện Văn Yên. 

Quang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị.

Tham dự Hội thảo về phía Trung ương có đồng chí Trần Thành - Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), các giáo sư, tiến sỹ, nhà khoa học, nhà nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực văn hóa như Giáo sư, tiến sĩ Ngô Đức Thịnh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Giáo sư, tiến sĩ Trần Lâm Biền, tiến sĩ Trần Hữu Sơn  - Phó chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam...

Về phía tỉnh Yên Bái có đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan và lãnh đạo huyện Văn Yên.

Đền Đông Cuông còn có tên gọi khác là đền Thần Vệ Quốc, Đông Quang, sơ khởi là miếu thờ Đông Quang công chúa do các dòng họ Hà, họ Hoàng là người Tày Khao sáng lập. Năm 1995, UBND tỉnh ra quyết định cho phép nhân dân xã Đông Cuông, huyện Văn Yên xây dựng lại ngôi đền Đông Cuông ngay trên nền của ngôi đền cũ.
 
Năm 2000, đền được công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa cấp tỉnh, đến năm 2009, đền Đông Cuông được công nhận là Di tích lịch sử- văn hóa cấp quốc gia. 



Biểu diễn hầu đồng trong Festival thực hành tin ngưỡng thờ Mẫu Thượng ngàn tại đền Đông Cuông năm 2017. 

Trong những năm qua, di tích thường xuyên được tu bổ, chống xuống cấp và tôn tạo phù hợp với quy hoạch đáp ứng nguyện vọng của du khách thập phương đến hành hương, chiêm bái và tham gia lễ hội hàng năm. Tuy nhiên, ngoài các hạng mục, các công trình phụ trợ đã được xây dựng và trùng tu tôn tạo thì ngôi đền chính đã xuống cấp.
 
Cùng với đó, các kiến trúc bên trong khu vực đền chính như: Hậu cung và Cung Chúa được xây dựng trước, Tòa Đại Bái xây dựng sau, do vậy kiến trúc của đền chính không đồng nhất, không đảm bảo về mỹ quan và kiến trúc, diện tích của đền không đáp ứng được nhu cầu tham quan và hành lễ của nhân dân và du khách thập phương.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy  nhấn mạnh: Việc trùng tu, tôn tạo hạng mục đền chính của di tích đền Đông Cuông là cần thiết nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân.
 
Nhằm tri ân các bậc tiền nhân đã có công chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước, góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thúc đẩy phát triển du lịch tâm linh. tỉnh Yên Bái đã lập Dự án tôn tạo hạng mục đền chính bằng nguồn vốn xã hội hóa và được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch thẩm định và phê duyệt.
 
Sau khi hạng mục đền chính Đông Cuông được tu bổ, tôn tạo, nhiệm vụ tiếp theo là bài trí, sắp xếp các ban thờ, hệ thống tượng thờ, đồ thờ tự trong đền rất quan trọng, đề vừa thể hiện được sự tôn nghiêm, linh thiêng của đền vừa phải có sự hài hòa không gian nội thất, có tính thẩm mỹ cao, đảm bảo yếu tố gốc, phù hợp với tín ngưỡng thờ Mẫu của ngôi đền thờ truyền thống ở Việt Nam.

Tại Hội thảo, các giáo sư, tiến sỹ, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa đã đóng góp những ý kiến tâm huyết của mình, trao đổi, thống nhất các hình thức bài trí, sắp xếp trong trong Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đền Đông Cuông.



Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy phát biểu kết luận tại Hội thảo.

Phát biểu kết luận tại Hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, việc tôn tạo, tu bổ đền cần đáp ứng nguyện vọng, phù hợp với tín ngưỡng của người dân địa phương. Về phương án thiết kế, tôn tạo phải tôn trọng tối đa tính nguyên mẫu, kiến trúc phải có nét đặc trưng gắn với nét sinh hoạt của bà con người Tày bản địa.
 
Cần có quy hoạch tổng thể bảo đảm kiến trúc tổng thể hài hòa; trong quá trình thiết kế, tôn tạo cần điều chỉnh kiến trúc đảm bảo không gian đáp ứng yêu cầu chiêm bái, hành lễ của du khách thập phươn, giữ cơ bản gắn với nguyên mẫu phần nội thất nhưng có thể điều chỉnh bổ sung sao cho phù hợp với trật tự thờ Mẫu trên nguyên tắc đảm bảo đầy đủ chức năng, nội dung như hiện nay. 

Về phương án bài trí, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng các phương án của các chuyên gia, các nhà khoa học đã đáp ứng được yêu cầu đề ra.
 
Đồng chí đề nghị đơn vị tư vấn xây dựng quy hoạch mặt bằng hoàn chỉnh các công trình trong khu di tích. Đối với kiến trúc đền chính, thống nhất về vị trí, hướng như khuôn mẫu hiện tại. Hình thức mặt bằng bố trí theo chữ Công để đảm bảo về không gian và dễ dàng bài trí, xem xét thêm các yếu tố phong thủy. Về vật liệu, thống nhất phương án thiết kế bằng gỗ, tường xây, mái ngói. Các cột bên ngoài là cột tròn, bệ thờ tùy theo vị trí có thể cân nhắc giữa bê tông và gỗ...
 
Thu Hiền

Các tin khác
Các mẫu tem trong bộ tem

Ngày 26-4-2024, Bộ Thông tin- Truyền thông sẽ phát hành bộ tem chủ đề “Hà Nội 12 mùa hoa”.

Hồ Thác Bà (Ảnh minh họa)

Nhằm lựa chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật phản ánh về vùng đất, con người Yên Bình trên chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, huyện Yên Bình phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Yên Bình đổi mới, phát triển, hội nhập”.

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục