Tranh Mandala đá quý được công nhận kỷ lục Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/3/2018 | 9:22:58 AM

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam sẽ công bố kỷ lục bức tranh Mandala bằng đá quý tại lễ hội Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên.

Theo nghĩa đen, Mandala chính là vũ trụ, bao gồm vòng bên ngoài và phần trung tâm tinh túy.
Theo nghĩa đen, Mandala chính là vũ trụ, bao gồm vòng bên ngoài và phần trung tâm tinh túy.

Nhân dịp "Pháp hội Đại Bi Quan Âm" tại Đại Bảo Tháp Tây Thiên từ 16 đến 18/3, Đức Gyalwang Drukpa sẽ cử hành đại lễ gia trì và khai mở bức Mandala ngọc đá quý Phật Quan Âm Đại Bi Thiên Thủ Thiên Nhãn.

Bức Mandala này có đường kính 9 m, dựng trên nền sàn gỗ rộng 81 m2 và được sáng tạo trong 9 ngày tại Đại Bảo Tháp Mandala Tây Thiên, dưới bàn tay của các bậc Cao Tăng Truyền thừa Drukpa.

Tác phẩm nghệ thuật chế tác từ 35 loại ngọc, đá quý và bán quý nghiền nhỏ như ngọc bích, hồng ngọc, thạch anh... Các vật liệu được lựa chọn kỹ lưỡng nhằm đảm bảo hoàn toàn tự nhiên, không qua xử lý hóa chất để có thể hấp thụ đầy đủ năng lượng gia trì.

Ông Lê Trần Trường An, Tổng giám đốc Tổ chức Kỷ lục Việt Nam cho biết, ông đã đến Đại Bảo Tháp Tây Thiên để thẩm định tác phẩm Mandala bằng bột đá quý. Đây là một tác phẩm công phu và có giá trị mỹ thuật rất cao. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam sẽ xác lập và công bố kỷ lục nhân dịp bức tranh được khai mở ngày 16/3.

Trong quá trình kiến lập Mandala và trong suốt thời gian 3 ngày của Pháp hội Đại Bảo Tháp Tây Thiên, Đức Gyalwang Drukpa và Tăng đoàn Truyền thừa Drukpa sẽ liên tục cử hành khóa lễ cầu nguyện triệu thỉnh Đức Phật Quan Âm giáng lâm vào trung tâm Mandala để ban gia trì.

Mandala Đại Bi Quan Âm là một hình thức nghệ thuật bắt nguồn từ Phật giáo Kim Cương thừa thời Ấn Độ cổ xưa. Đây là Pháp bảo tràn đầy thần lực gia trì giúp người chiêm bái với tâm chí thành thuần khiết có thể chấm dứt khổ đau, tịnh trừ khó khăn, chướng ngại trong cuộc sống.
 
(Theo VnExpress)

Các tin khác
Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Lễ rước Mẫu sang sông trong Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên.

Việc bảo tồn và khai thác hiệu quả giá trị văn hoá bản địa đã trở thành một xu hướng quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững. Với sự đa dạng về văn hóa bản địa, Yên Bái không chỉ thu hút du khách, bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn là một điểm đến lý tưởng để khám phá và trải nghiệm văn hóa độc đáo của địa phương.

Độc giả nhỏ tuổi lựa chọn các ấn phẩm tại Phố sách Hà Nội.

Hôm nay (21-4), đánh dấu 10 năm nước ta tổ chức Ngày Sách Việt Nam (2014-2024) và sau này được nâng tầm lên là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (từ năm 2022).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục