Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2018

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/3/2018 | 7:56:17 AM

YênBái - Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2018 sẽ được tổ chức trong 5 ngày, từ ngày 21/4 đến 25/4/2018 (từ ngày mùng 6 đến mùng 10/3 âm lịch), do UBND tỉnh Phú Thọ chủ trì và có sự tham gia của 4 tỉnh là Thái Nguyên, Quảng Nam, Bình Dương và Kiên Giang.

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Mậu Tuất - 2018 được tổ chức trong phạm vi Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì và các xã, phường vùng ven Đền Hùng; các di tích thờ Hùng Vương và các danh nhân, danh tướng thời Hùng Vương trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ, trong đó trung tâm là Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và thành phố Việt Trì.

Theo kế hoạch, các tỉnh góp giỗ sẽ tham gia hoạt động phục vụ lễ hội gồm: Tiến dâng lễ vật Giỗ Tổ Hùng Vương; đóng góp kinh phí tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và kinh phí tu bổ, tôn tạo Khu Di tích Lịch sử Đền Hùng; tham gia Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Đền Thượng; tham gia Hội thi gói bánh chưng, giã bánh giầy; trưng bày, giới thiệu sản vật đặc trưng của địa phương tại Hội chợ Hùng Vương, thành phố Việt Trì; biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp…

Nghi lễ dâng hương tại Đền Thượng sẽ diễn ra từ 6 giờ 30 phút, ngày 25/4/2018 (tức mùng 10 tháng 3 năm Mậu Tuất).

Hoạt động này nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, biết ơn sâu sắc các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước; giáo dục truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn”, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam trong lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khẳng định nỗ lực, cố gắng của tỉnh Phú Thọ trong việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa trên quê hương đất Tổ, nhất là tôn vinh giá trị 2 di sản "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” và "Hát Xoan Phú Thọ” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Thông qua tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng nhằm tôn vinh các giá trị văn hoá thời đại Hùng Vương; tiếp tục tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về di sản "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” và đặc biệt là di sản "Hát Xoan Phú Thọ” đã được UNESCO công nhận ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp và trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại...
 
(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Phan Trung Kiên cùng thí sinh Lại Thị Hương Ly với tấm bằng chứng nhận tại Nhật Bản - Ảnh do nhân vật cung cấp

Cuộc thi âm nhạc quốc tế mang tên Kyushu music concour 2018 tổ chức tại Kumamoto, Nhật Bản tháng 3-2018 vừa kết thúc, với một giải đặc biệt thuộc về ca sĩ Phan Trung Kiên.

Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ thăm Yên Bái (25/9/1958 - 25/9/2018) và chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” tỉnh Yên Bái vừa ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền với nội dung trên. Sau đây là nội dung chi tiết.

Hoạ sĩ Huỳnh văn Thuận – người vẽ Huy hiệu Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Họa sỹ Huỳnh Văn Thuận là một trong những họa sỹ của thế hệ đầu tiên của Mỹ thuật Việt Nam. Ông là người đã vẽ Huy hiệu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và chân dung Bác Hồ trên tờ tiền Việt Nam.

Các làn điệu dân ca, dân vũ biểu diễn trong các lễ hội đã góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa riêng có của dân tộc Khơ Mú.

YBĐT - Người Khơ Mú ở Yên Bái tập trung đông nhất ở xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn với khoảng 1.600 khẩu, chiếm 72,39% dân cư trong xã. Định cư xen kẽ với đồng bào các dân tộc Thái, Dao, Kinh, Tày nhưng người Khơ Mú vẫn gìn giữ được khá nguyên vẹn những giá trị văn hóa truyền thống ngàn đời của dân tộc mình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục