13 phim truyện điện ảnh tranh tài tại Cánh diều 2017

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/4/2018 | 1:38:33 PM

Sáng 5/4, tại Hà Nội, Hội Điện ảnh Việt Nam và Công ty CP Truyền thông VIETART tổ chức họp báo thông tin về giải thưởng Cánh diều 2017.

Ông Đinh Trọng Tuấn - Tổng biên tập Tạp chí Thế giới điện ảnh, bà Đoàn Thúy Phương - đại diện Công ty cổ phần VIETART, bà Nguyễn Thị Hồng Ngát - Phó Chủ tịch thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam, ông Lê Hồng Chương - Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam (từ trái qua phải)
Ông Đinh Trọng Tuấn - Tổng biên tập Tạp chí Thế giới điện ảnh, bà Đoàn Thúy Phương - đại diện Công ty cổ phần VIETART, bà Nguyễn Thị Hồng Ngát - Phó Chủ tịch thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam, ông Lê Hồng Chương - Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam (từ trái qua phải)

Chủ trì buổi họp báo là bà Nguyễn Thị Hồng Ngát – Phó Chủ tịch thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam, Ông Lê Hồng Chương - Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, Ông Đinh Trọng Tuấn – Tổng biên tập Tạp chí Thế giới điện ảnh và bà Đoàn Thúy Phương – Đại diện Công ty CP Truyền thông VIETART cùng sự tham dự của đông đảo các nhà báo, cơ quan báo chí truyền thông.

Phát biểu tại buổi họp báo, bà Nguyễn Thị Hồng Ngát cho biết năm nay có 51 phim bao gồm phim truyện điện ảnh, phim truyện truyền hình, phim hoạt hình, phim tài liệu, khoa học, phim ngắn và 4 công trình nghiên cứu, lý luận phê bình điện ảnh tham dự Giải thưởng Cánh diều 2017.

Cụ thể, 13 phim truyện điện ảnh tham dự Giải thưởng Cánh diều 2017 gồm:

Bạn gái tôi là sếp, đạo diễn Hàm Trần

Giấc mơ Mỹ, đạo diễn Nguyễn Thị Hồng Ngân

Em chưa 18, đạo diễn Lê Thanh Sơn

Mẹ chồng, đạo diễn Lý Minh Thắng

Cô gái đến từ hôm qua, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh

Ở đây có nắng, đạo diễn Đỗ Nam

Có căn nhà nằm nghe nắng mưa, đạo diễn Mai Thế Hiệp –Trâm Nguyễn – Bình Nguyên

Sắc đẹp ngàn cân, đạo diễn Ngô Tài Văn (James Ngô)

Ngày mai Mai cưới, đạo diễn Nguyễn T ấn Phước

Đảo của dân ngụ cư, đạo diễn NSƯT Phạm Thị Hồng Ánh

Cô Ba Sài Gòn, đạo diễn Lộc Trần – Kay Nguyễn

Yêu đi đừng sợ, đạo diễn Stephane Gauger

Dạ cổ hoài lang, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng

Về cơ cấu giải thưởng, Cánh diều 2017 sẽ có giải Cánh diều Vàng, Cánh diều Bạc và Bằng khen cho các tác phẩm xuất sắc nhất mỗi thể loại: phim ngắn, phim hoạt hình, phim khoa học, phim tài liệu, phim truyện truyền hình, phim truyện điện ảnh và công trình nghiên cứu, lý luận phê bình điện ảnh. Bên cạnh cơ cấu giải thưởng như mọi năm, Cánh diều 2017 có thêm giải Quay phim cho các thể loại phim khoa học, tài liệu và Họa sỹ chính cho phim hoạt hình. Đạo diễn Lê Hồng Chương, Phó chủ tịch Hội Điện ảnh cho biết thêm, năm nay đối với phim remake (phim làm lại), Hội Điện ảnh sẽ trao giải cho một số cá nhân có những đóng góp, sáng tạo tích cực cho tác phẩm điện ảnh.

Cánh diều là giải thưởng thường niên do Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức mỗi năm một lần để trao giải cho các tác phẩm và các nghệ sĩ xuất sắc đã có những sáng tạo độc đáo trong năm 2017. Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát cho biết ban giám khảo đã phải họp và làm việc, chấm tác phẩm từ tháng 3/2018. Các tác phẩm gửi về năm nay cho thấy các nghệ sĩ điện ảnh trong mọi lĩnh vực rất nhiệt tình sáng tạo, cần cù hoạt động trong một năm để có được số lượng phim tham dự như vậy. Giải thích lý do năm nay Hội Điện ảnh lùi lại lịch trao giải sang ngày 15/4 thay vì 15/3 như hàng năm để tôn trọng những bộ phim, các nhà sản xuất chiếu Tết để họ có doanh thu, nếu chấm sớm sẽ không kịp tham dự.

Về hội đồng giám khảo Cánh diều 2017 gồm có 6 ban: BGK phim truyện truyền hình, BGK phim truyện điện ảnh, BGK phim tài liệu và khoa học, BGK phim Hoạt hình, BGK phim ngắn, BGK công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình.

Theo đó, BGK công trình nghiên cứu, lý luận, phê bình gồm có PGS.TS Trần Luân Kim; Nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn và Nhà lý luận phê bình Nguyễn Minh Phương.

BGK phim ngắn gồm đạo diễn, NSND Nguyễn Thanh Vân, PGS.TS Phan Bích Hà; Nhà báo Đinh Trọng Tuấn.

BGK phim hoạt hình gồm đạo diễn, NSND Nguyễn Phương Hoa; đạo diễn, NSND Nguyễn Hà Bắc; Nhà biên kịch Phạm Sông Đông.

BGK phim tài liệu khoa học gồm đạo diễn, NSND Nguyễn Lương Đức; đạo diễn, NSND Nguyễn Thước, đạo diễn NSƯT Lý Quang Trung; đạo diễn, NSƯT Phạm Minh Lợi; đạo diễn, NSƯT Lê Quang Phú; Biên kịch Đinh Văn Tiết; biên kịch Nguyễn Văn Tum.

BGK phim truyện truyền hình gồm biên kịch Trịnh Thanh Nhã; Diễn viên, NSND Nguyễn Minh Châu; đạo diễn, NSƯT Trần Quốc Trọng; biên kịch Đinh Thiên Phúc; biên kịch Lưu Nghiệp Quỳnh. BGK phim truyện điện ảnh gồm đạo diễn, NSƯT Nguyễn Xuân Hưng; biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát; diễn viên, NSND Nguyễn Thị Trà Giang; đạo diễn, NSND Phạm Nhuệ Giang; đạo diễn, NSƯT Đỗ Minh Tuấn; đạo diễn, NSƯT Phi Tiến Sơn; Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng; họa sỹ, NSƯT Vũ Huy; Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân; đạo diễn âm thanh, NSND Bành Bắc Hải; TS. Trần Phương Lan - Vụ phó Vụ Văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương.

Năm nay, Hội Điện ảnh sẽ chiếu phim truyện điện ảnh dự giải Cánh diều 2017 miễn phí để phục vụ khán giả thủ đô Hà Nội tại Rạp Tháng 8, Trung tâm chiếu phim Quốc gia và Hãng phim Tài liệu – Khoa học Trung ương từ 09/04 đến 13/4, giấy mời có tại các điểm chiếu từ ngày 06/04.

Cũng trong khuôn khổ giải Cánh diều 2017, buổi tọa đàm với chủ đề "Nhìn lại sáng tác điện ảnh, phim truyền hình năm 2017” sẽ được tổ chức vào sáng ngày 9/4 tại Hội Điện ảnh Việt Nam, 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, do ông Đinh Trọng Tuấn chủ trì.

Lễ trao giải Cánh diều 2017 được tổ chức tại Nhà Hát Lớn Hà Nội và sẽ được truyền hinh trực tiếp lúc 20h00 ngày 15/4/2018 trên kênh VTV2, Đài truyền hình Việt Nam. Tổng đạo diễn chương trình là NSND Trịnh Lê Văn – Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, Trưởng Ban Văn nghệ Đài truyền hình Việt Nam.

Cũng tại buổi họp báo, bà Đoàn Thúy Phương, đại diện công ty cổ phần VIETART bày tỏ niềm vui và hân hạnh được đồng hành và phối hợp với Hội Điện ảnh Việt Nam tổ chức Cánh diều 2017. Lễ trao giải Cánh diều 2017 sẽ được tổ chức tại Nhà hát Lớn với sự tham gia của 5 ca sĩ là Tùng Dương, Đông Nhi, Cát Tường, Khánh Linh và Will. Được thành lập từ năm 2007, VIETART là công ty giàu kinh nghiệm về lĩnh vực truyền thông, tổ chức sự kiện và biểu diễn nghệ thuật tại Việt Nam.
 
Ngoài những thế mạnh nổi trội trong sản xuất những chương trình truyền thông: Liveshow, ca nhạc, giải trí như Đêm Việt Nam, Hãy cứ là tình nhân… VIETART còn đồng hành cùng những sự kiện chính trị mang ý nghĩa lịch sử quan trọng và to lớn của đất nước như: Kỷ niệm 72 năm Quốc khánh 2/9 (2/9/1945 – 2/9/2017), Kỷ niệm 42 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2017), Kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng Thủ đô…
 
(Theo Thế giới điện ảnh)

Các tin khác
Diễn xuất của nghệ sỹ nhân dân Hoàng Dũng góp phần quan trọng làm nên thành công của

Theo thông tin từ Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình - Đài Truyền hình Việt Nam (VFC) cho biết, đơn vị này đang thực hiện bốn tập phim ngắn (hay còn gọi là phần ngoại truyện) của bộ phim từng gây "bão” trong năm 2017 - "Người phán xử.”

Khu du lịch Tràng An nhìn từ trên cao.

Hướng tới kỷ niệm 1.050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt (968-2018), tỉnh Ninh Bình tổ chức nhiều hoạt động chính trị, văn hóa, thể thao thiết thực, ý nghĩa chào mừng đại lễ.

Đây là lễ hội lần đầu tiên được tổ chức ở quy mô cấp thành phố nhân kỷ niệm 730 năm chiến thắng Bạch Đằng Giang.

Liên hoan hát Văn, hát Chầu văn toàn quốc 2018 diễn ra tại Thừa Thiên Huế.

Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, Liên hoan hát Văn, hát Chầu văn toàn quốc sẽ diễn ra từ ngày 25 đến 29-4-2018, tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục