Điểm đặc biệt của Festival Huế 2018

  • Cập nhật: Thứ hai, 23/4/2018 | 9:00:52 AM

Festival Huế 2018 sẽ diễn ra liên tục trong suốt 6 ngày đêm, từ ngày 27/4 đến 2/5, với nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, quy tụ đông đảo các nghệ sĩ của trong nước và trên thế giới tham gia.

Sẵn sàng cho Festival Huế 2018.
Sẵn sàng cho Festival Huế 2018.

Sau 9 lần tổ chức, Festival Huế đã trở thành thương hiệu và là sản phẩm du lịch thu hút du khách. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho Festival Huế 2018 đã hoàn tất.

Vào thời điểm này, cả tỉnh Thừa Thiên- Huế đang tất bật chuẩn bị cho Festival Huế 2018.

Khắp các con đường từ trung tâm thành phố Huế đến các vùng quê đang đang tưng bừng vào hội. Hình ảnh quảng bá Festival được thể hiện trên từng con đường, góc phố...

Với chủ đề "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển- Huế 1 điểm đến 5 di sản”, Festival Huế năm nay có 9 chương trình, lễ hội chính và 33 hoạt động hưởng ứng, thu hút các đoàn nghệ thuật của 21 quốc gia trên thế giới cùng các đoàn nghệ thuật tiêu biểu trong nước hứa hẹn mang lại một lễ hội ấn tượng, mới lạ, hấp dẫn.

Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Ngọc Bình, Tổng đạo diễn chương trình khai mạc Festival Huế 2018 cho biết, những sự kiện diễn ra tại Festival Huế 2018 sẽ tập trung nhấn mạnh về tinh hoa văn hóa và nghệ thuật Việt Nam.

"Trong chương trình khai mạc và bế mạc năm nay chúng tôi khai thác đậm chính Huế tỏa sáng miền di sản. Tức là di sản Huế là điểm nhấn chính. Nhưng không chỉ riêng Huế mà di sản Huế cùng tỏa sáng với tất cả các miền di sản của dân tộc. Tôi cũng hy vọng rằng sẽ đem đến cho khán giả những điều lý thú trong các chương trình nghệ thuật sắp tới”, Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Ngọc Bình cho biết thêm.

Thừa thiên- Huế là địa phương có 5 di sản thế giới được UNESCO công nhận gồm: Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Thơ văn chữ Hán trên kiến trúc cung đình Huế…

Đây là nguồn tài nguyên văn hóa đa dạng, mang bản sắc đặc trưng để giới thiệu tới công chúng và bạn bè quốc tế.

Tại không gian của Đại nội về đêm, chương trình sân khấu hóa với tên gọi "Văn hiến kinh kỳ" được kết hợp giữa nhiều yếu tố: hát múa, diễn xướng, hoạt cảnh, ngâm thơ, âm nhạc, hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, pháo hoa kỹ thuật cũng nhiều yếu tố cộng hưởng trong nghệ thuật sân khấu. Đây sẽ là điểm nhấn thú vị và ấn tượng trong các chương trình nghệ thuật tại kỳ Festival này.

Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, chương trình triển khai trên cơ sở xâu chuỗi các sự kiện liên quan để làm nổi bật 5 di sản văn hóa thế giới.

Các tiết mục và các chương được kết nối với nhau bằng thủ pháp đồng hiện, làm bật lên chủ đề di sản được khai mở, phát triển theo lịch sử.

Trong khuôn khổ Festival Huế 2018 còn có Liên hoan Hát văn toàn quốc; chương trình nghệ thuật "Tỏa sáng niềm tin" của Phật giáo Thừa Thiên-Huế; chương trình âm nhạc Trịnh Công Sơn, Chương trình "Âm vọng sông Hương”. Các hoạt động văn hóa cộng đồng và các hoạt động nghệ thuật sắp đặt, lễ hội đường phố... sẽ góp nên một bữa tiệc văn hóa đa sắc màu.

Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, Trưởng Ban tổ chức Festival Huế 2018 cho biết: "Mục đích chính của Festival là kích cầu, thu hút du lịch mà người dân phải là chủ thể chính của những việc này thì khi đó mới thành công tốt đẹp được”, ông Nguyễn Dung nói.

Dựa trên nền tảng văn hóa và di sản của vùng đất cố đô, chắt lọc tinh hoa văn hóa của Việt Nam, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, vừa là nơi giao thoa, hội tụ của các nền văn hóa trên thế giới, Festival Huế 2018 với nhiều nét đặc sắc, mới lạ và hấp dẫn đang chờ đón du khách gần xa khám phá và trải nghiệm.
 
(Theo VOV)

Các tin khác
Cổng chính vào Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Tối 17/4, tại sân khấu Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hội tụ non sông”, chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Chương trình nghệ thuật sử thi

Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Các đại biểu tham gia chương trình.

Chiều 16-4, tại trụ sở Hội Nhà báo Việt Nam (phố Dương Đình Nghệ, Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí quốc gia đã khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023. Đáng chú ý, sau khi tiến hành sơ loại, có 1.827 tác phẩm đủ điều kiện tham gia Giải Báo chí quốc gia kỳ này.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại phiên họp.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Sở Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn xây dựng về kinh phí, trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo đúng đủ kinh phí cho hoạt động kỷ niệm; các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng tối 10/10/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục