Khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính toàn quốc lần thứ VI

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/5/2018 | 9:45:35 AM

Tối 13-5, Lễ khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày - Nùng - Thái toàn quốc lần thứ VI năm 2018 và công bố Quy hoạch khu du lịch Quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn đến năm 2025, tầm nhìn 2020 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Hà Giang phối hợp tổ chức đã diễn ra tại Quảng trường 26-3, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang.

Khai mạc Liên hoan hát Then, đàn Tính toàn quốc 2018.
Khai mạc Liên hoan hát Then, đàn Tính toàn quốc 2018.


Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Vương Duy Biên khẳng định: "Hát Then, đàn Tính là loại hình nghệ thuật độc đáo của các dân tộc Tày - Nùng - Thái và một số dân tộc khác, đã góp phần làm nên tính đa dạng trong văn hóa của các cộng đồng các dân tộc Việt Nam".

Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính toàn quốc định kỳ tổ chức 3 năm một lần là minh chứng cho thấy sức sống mãnh liệt của loại hình này trong sinh hoạt cộng đồng dân tộc Tày - Nùng - Thái và một số dân tộc khác qua các nghi lễ văn hóa tín ngưỡng và hình thức văn nghệ quần chúng.

Đây là lần thứ VI, Liên hoan được tổ chức. Lần này có sự góp mặt của các nghệ nhân, diễn viên hát Then, đàn Tính đến từ 14 tỉnh thành trên cả nước, gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Đắk Lắk.

Chương trình nghệ thuật được chia làm 3 chương: Lễ hội truyền thống - Nơi lưu giữ phần hồn của đồng bào các dân tộc Tày - Nùng - Thái; Như hoa hướng dương đón ánh mặt trời và Thăng hoa tinh hoa văn hóa dân tộc Tày - Nùng - Thái do tác giả Phùng Hữu Hải viết kịch bản, nhà văn Đỗ Bích Thúy viết lời bình và NSND Minh Thông làm đạo diễn.

Các nghệ nhân, diễn viên của 14 đoàn nghệ thuật đã đem những tiết mục hát Then, đàn Tính đặc sắc nhất, làm nổi bật những trầm tích văn hóa, những nét đặc trưng văn hóa của đồng bào Tày - Nùng - Thái riêng cũng như của tỉnh Hà Giang nói chung.

Bên cạnh diễn xướng các nghi thức hát Then, đàn Tính cổ truyền, Liên hoan còn ghi nhận những sáng tác mới của loại hình nghệ thuật này trong nỗ lực thích ứng với cuộc sống đương đại. Hiện Nghi lễ Then các dân tộc Tày - Nùng - Thái Việt Nam đã được xây dựng Hồ sơ Quốc gia đệ trình UNESCO xét ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Liên hoan lần này chính là một trong những hoạt động quảng bá, chứng minh cho sức sống của di sản này trước những thay đổi về môi sinh cũng như trước những thách thức bị thay đổi môi trường diễn xướng. 

Lễ trao Quyết định của Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khu du lịch Quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn
 
Tại Lễ khai mạc, Bộ VH-TT&DL phối hợp với Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Hà Giang đã chính thức công bố Quyết định của Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khu du lịch Quốc gia Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
 
(Theo HNMO)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục