Khai mạc triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Moskva

  • Cập nhật: Thứ sáu, 18/5/2018 | 9:31:47 AM

Ngày 17/5, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã phối hợp với Trung tâm triển lãm của Hội nhà báo Nga, Quỹ Hòa bình Nga tại thủ đô Moskva tổ chức Triển lãm với chủ đề "Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh với tình hữu nghị Việt-Nga.”

Lễ khai mạc triển lãm.
Lễ khai mạc triển lãm.

Triển lãm được tổ chức nhân kỷ niệm 128 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-2018) và 95 năm Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh lần đầu đến nước Nga (1923-2018).

Phát biểu tại lễ khai mạc, các đại biểu đều đánh giá cao vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công cuộc giải phóng và xây dựng đất nước Việt Nam, cũng như vun đắp cho tình hữu nghị bền chặt giữa Việt Nam với Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay.

Trên hành trình 30 năm tìm đường cứu nước và 24 năm lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã sớm thấy ý nghĩa vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười trên đất nước Nga nên Người đã quyết định đến với Lenin, đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười.

Chính sự lựa chọn này đã khởi đầu cho sự gắn bó mật thiết giữa Cách mạng Việt Nam với Cách mạng Nga, giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Nga, đặt nền móng cho tình hữu nghị thủy chung sâu sắc giữa Việt Nam và Liên bang Nga.

Tháng 6/1925, lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc đặt chân lên đất nước Nga cách mạng. Chính tại đây, Người đã có những trải nghiệm tuyệt vời nhất về kinh nghiệm và thực tiễn cách mạng và thời gian ở đất nước Nga đã khẳng định niềm tin son sắt của Người vào sự thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

Kể từ đó, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã có hơn 6 năm sống và làm việc tại nước Nga (không kể thời gian thăm và làm việc tại Liên Xô trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), lúc nào cũng vậy Người luôn thể hiện tình cảm yêu mến, lòng biết ơn đối với nước Nga và nhân dân Nga cũng luôn kính trọng, yêu quý người bạn lớn thân thiết Hồ Chí Minh.

Triển lãm bao gồm gần 150 tài liệu, hình ảnh và hiện vật tiêu biểu với 4 chủ đề: lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc đến với đất nước của Lênin (tháng 6/1923); hai lần trở lại nước Nga năm 1927 và 1934; Chủ tịch Hồ Chí Minh với đất nước Nga trong những năm 1950-1969; nước Nga với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Nga.

Tại triển lãm, nhiều cựu chiến binh đã bồi hồi xúc động nhớ về những kỷ niệm chiến đấu ở Việt Nam khi nhìn những bức ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

Triển lãm sẽ góp phần giới thiệu với nhân dân Nga những hoạt động gắn bó thân thiết giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà lãnh đạo Nga cũng như nhân dân Nga, đồng thời thiết thực góp phần vào việc củng cố, phát triển mối quan hệ vô cùng đặc biệt sâu sắc Nga-Việt mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây dựng vun đắp.
 
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục