Tác giả “Nơi đảo xa” – nhạc sĩ Thế Song qua đời ở tuổi 85

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/5/2018 | 9:14:26 AM

YênBái - Nhạc sĩ Thế Song, tác giả của ca khúc nổi tiếng "Nơi đảo xa” đã từ biệt cõi trần vào ngày 20/5, sau một thời gian lâm bệnh nặng.

Nhạc sĩ Thế Song.
Nhạc sĩ Thế Song.

>> Nghe bài hát Nơi đảo xa - NSƯT Tiến Thành

Trên trang cá nhân, con trai của nhạc sĩ Thế Song đã xác nhận thông tin cha anh qua đời: "Vậy là bố đã đi hết con đường dương gian rồi bố nhỉ? Con sẽ rất nhớ bố. Bố lên một chuyến tàu mới để ra khơi bố nhé!”. Được biết, nhạc sĩ Thế Song từ biệt cõi trần vào chiều tối ngày 20/5, sau một thời gian lâm bệnh nặng.

Nhạc sĩ Thế Song (tên thật Nguyễn Thế Song), sinh ngày 1/12/1933 tại Hà Nội, là con áp út trong một gia đình đông anh em. Năm 1955 ông là diễn viên hát tại Đoàn Ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam và sau đó là cán bộ biên tập âm nhạc của Đài.

Ông tự học các môn hoà thanh, phối khí và lý luận âm nhạc. Hoạt động của ông chủ yếu là dàn dựng các tiết mục âm nhạc phát trên sóng, thành lập thêm các chuyên mục, làm phong phú thêm các chương trình phát sóng, khuyến khích phong trào ca nhạc của đông đảo người yêu nhạc.

Sau 40 năm làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam, Thế Song nghỉ hưu. Sau khi nghỉ hưu ông vẫn cộng tác với ban biên tập âm nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam, tham gia hoạt động âm nhạc của Hội Âm nhạc Hà Nội, với ba nhiệm kỳ là Ủy viên Ban Chấp hành (từ 1995-2010).

Nhạc sĩ Thế Song đã viết gần 600 ca khúc gồm nhiều đề tài, thể loại khác nhau trong sự nghiệp sáng tác. Điểm mạnh của ông là những ca khúc viết về biển và những người lính đảo. Bên cạnh tác phẩm nổi bật nhất "Nơi đảo xa”, ông còn có nhiều ca khúc khác cùng đề tài như: "Ngôi nhà lính đảo”, "Biển mưa”, "Biển chuyện tình hóa đá”, "Hoa hồng biển đảo”, "Mênh mang Trường Sa”, "Tình em theo cánh sóng”, "Hát từ vùng gió xoáy”, "Hòn mưa”, "Sóng ru”... Ngoài các ca khúc biển đảo, nhạc sĩ Thế Song có một số ca khúc thiếu nhi như "Em yêu mến anh bộ đội”, "Trồng hoa trên mộ liệt sĩ”...

Một số ca khúc của Thế Song đã được tập hợp và xuất bản thành Tuyển tập tình khúc Thế Song và băng nhạc vào năm 1996. Quan điểm nghệ thuật trong sáng tác của ông là: "Phải tích luỹ vốn dân ca của ông cha để lại mà tìm tòi phát hiện cái hay, cái đẹp trong đó để sáng tạo trong tác phẩm của mình mang tính thời đại, không sao chép".

Năm 2014, Thế Song bị tai biến mạch máu não lần thứ hai và liệt nửa người, phải ăn bằng ống xông vì tai biến. Ông còn mang trên mình căn bệnh tiểu đường khiến việc hấp thụ thức ăn khó khăn.

Dù sức khỏe không tốt nhưng tình yêu dành cho âm nhạc của nhạc sĩ Thế Song vẫn rất nhiệt huyết. Nhạc sĩ Thế Hiển – con trai út nhạc sĩ Thế Song chia sẻ, trong những lúc ốm đau, ông vẫn yêu cầu các con mở nhạc để ông nghe.

"Khi còn khỏe và nói được bố luôn nhắc tôi phải viết nhiều, thích gì viết đó để tích lũy vốn. Có thể viết một ca khúc chưa hay nhưng viết 10 ca khúc sẽ có bài nghe được và quan trọng là tác phẩm mang tên mình. Là người con tôi không chỉ tự hào về kho nhạc đồ sộ mà còn kính trọng ông vì sự hiền lành, đạo đức, khiêm tốn" - nhạc sĩ Thế Hiển chia sẻ.

Năm 2017, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm: "Nơi đảo xa”, "Bài ca trên đỉnh Pò Hèn”, "Tình yêu bên suối”.
 
(Theo VOV)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục