Ghi nhận từ Trại sáng tác Văn học - Nghệ thuật Yên Bái

  • Cập nhật: Thứ ba, 12/6/2018 | 8:39:26 AM

YBĐT - Thực hiện kế hoạch công tác năm 2018, được sự nhất trí của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật (VHNT) Yên Bái đã tổ chức Trại sáng tác VHNT Yên Bái năm 2018 tại Nhà sáng tác Đà Nẵng trong thời gian 15 ngày (từ 15/5 đến 29/5/ 2018).

Thăm và giao lưu với Liên hiệp các Hội VHNT thành phố Đà Nẵng. 
Các tác phẩm hoàn thành tại Trại sáng tác.
Thăm và giao lưu với Liên hiệp các Hội VHNT thành phố Đà Nẵng. Các tác phẩm hoàn thành tại Trại sáng tác.

Tham dự trại có 14 tác giả là hội viên Hội Liên hiệp VHNT Yên Bái, thuộc nhiều chuyên ngành. Trong đó có 5 tác giả văn học, 3 tác giả văn hóa dân gian, 4 tác giả nhiếp ảnh và 2 tác giả mỹ thuật. Phần lớn các tác giả dự trại đều là nhà báo, cộng tác viên của các cơ quan báo chí trên địa bàn Yên Bái.

Kết thúc trại, các tác giả đã hoàn thành 4 tập văn xuôi, 1 tập nghiên cứu phê bình, 3 công trình sưu tầm khảo cứu văn hóa dân gian, 5 tác phẩm mỹ thuật và 5 bộ ảnh nghệ thuật.
 
Về văn xuôi và tiểu luận phê bình: tiểu thuyết "Chúa đất miền Khau Sưa” của nhà văn Hoàng Thế Sinh, gồm 21 chương, 132 trang A4, tiếp tục mạch đề tài chống tham nhũng tiêu cực của tác giả. Diễn biến của tiểu thuyết là cuộc đấu tranh giữa cái tốt với cái xấu, giữa cái thiện và cái ác. Cái ác có thể thắng nhất thời nhưng cuối cùng cũng phải trả giá cho sự tham lam, ác độc của mình.
 
Tập truyện ký "Bản hùng ca Tây Bắc” của tác giả Nguyễn Hiền Lương, gần 100 trang A4, về đề tài chiến tranh cách mạng và người chiến sỹ; gồm 4 truyện ký viết về kháng chiến chống Pháp; 5 truyện ký viết về kháng chiến chống Mỹ và 1 truyện ký viết về chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Các nhân vật và sự kiện đều có nguyên mẫu. Tác giả sáng tạo trong sự cho phép của thể loại truyện ký để tạo nên sự hấp dẫn, sinh động nhưng không ảnh hưởng tới tính chân thật, lịch sử của nhân vật và sự kiện.
 
Tập ký "Người giữ lửa hậu phương” của tác giả Nguyễn Thế Quynh, 100 trang A4, gồm 27 bài ký. Trong đó có 17 bài viết về thiên nhiên và cuộc sống con người Yên Bái, 10 bài về nhiều vùng miền trong và ngoài nước mà tác giả đã có dịp đi qua. Ký của Nguyễn Thế Quynh giản dị, chân chất, phản ánh sinh động và chân thực cuộc sống. Tập ký "Xóm Đảo Lai” của tác giả Hoàng Xuân Lý, gồm 8 bài ký viết về những điển hình tiên tiến học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên nhiều lĩnh vực của vùng quê Văn Chấn nơi tác giả sinh sống bằng lối tự sự nhẹ nhàng, sâu lắng.
 
Tập tiểu luận, phê bình "Nhà văn Hà Lâm Kỳ” của tác giả Hoàng Việt Quân, 133 trang A4, tập hợp 10 bài nghiên cứu, phê bình, giới thiệu về tác giả - tác phẩm Hà Lâm Kỳ, cho thấy cái nhìn khá toàn diện về tác giả, tác phẩm Hà Lâm Kỳ - một cây bút văn xuôi tiêu biểu của Yên Bái.

Về văn hóa dân gian, có 3 công trình: "Hát phong sjư của người Tày vùng sông Chảy, Yên Bái” sưu tầm và biên dịch của nghệ nhân dân gian ưu tú Hoàng Tương Lai, 60 trang A4. Hát phong sjư là điệu hát trữ tình độc đáo của người Tày vùng sông Chảy, thể hiện tình cảm nam -  nữ, được viết bằng thể thơ 7 chữ theo bút pháp ngụ cảnh tả tình và được hát bằng một làn điệu riêng độc đáo.



Các tác phẩm hoàn thành tại Trại sáng tác.
 
Điều đặc biệt, nghệ nhân ưu tú Hoàng Tương Lai vừa là người sưu tầm, biên dịch, vừa diễn xướng rất thành công điệu hát này. Bài nghiên cứu "Một số phong tục của người Dao quần chẹt vùng Văn Chấn, Yên Bái” của tác giả Đặng Phương Lan, 56 trang A4, là những tìm hiểu khảo cứu các phong tục của người Dao quần chẹt Văn Chấn, Yên Bái, gồm các tục treo tranh thờ, ma phần vàng, chia ma, cưới hỏi, cấp sắc. T
 
Tác giả Hoàng Nhâm hoàn thành công trình khảo cứu, sưu tầm văn hóa dân gian các dân tộc, gồm 16 bài sưu tầm, khảo cứu khá công phu và khoa học về phương pháp khảo cứu về một số phong tục các dân tộc Tày, Thái, Nùng, Dao, Mông. Qua đó bạn đọc có thể thấy được bản sắc văn hóa độc đáo cần được bảo tồn, phát huy của các dân tộc anh em cùng sinh sống trên mảnh đất Yên Bái.

Về nhiếp ảnh, các tác giả nhiếp ảnh Vũ Chiến, Tuấn Nghĩa, Lê Bác Đạt, Việt Thắng là những người luôn tích cực khám phá cảnh vật, di tích lịch sử - văn hóa, cuộc sống con người vùng Quảng Nam - Đà Nẵng để sáng tác.
 
Mỗi tác giả đã chụp hàng ngàn file ảnh về phong cảnh và sinh hoạt, đã chọn ra được các bộ ảnh đẹp, độc đáo cả về nội dung và hình thức. Tham dự trại có 2 họa sỹ đã hoàn thành 5 tác phẩm đều bằng chất liệu ACRYLIC, kích thước 70 x 90cm.
 
Họa sỹ Nguyễn Đình Thi, hoàn thành 3 tác phẩm "Tín hiệu biển”, "Hoa muống biển”, "Hoa bướm Khai Trung”, có nhiều sáng tạo về màu sắc, bố cục, gây ấn tượng cho người xem; Họa sỹ Việt Hưng, hoàn thành 2 tác phẩm: "Đường quê”, "Phong cảnh vùng cao” thể hiện được hồn quê vùng cao. Ngoài ra các tác giả mỹ thuật còn chụp được nhiều file ảnh có giá trị làm tư liệu cho sáng tác.

Tất cả các tác phẩm hoàn thành tại trại đều có nội dung tư tưởng tốt, chất lượng nghệ thuật từ khá trở lên, có thể in ấn trên các Tạp chí Văn nghệ địa phương, trung ương và xuất bản thành tập sách. Trong thời gian dự trại các tác giả tranh thủ đi thực tế, tìm hiểu sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, thăm các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh của vùng đất địa linh nhân kiệt Quảng Nam - Đà Nẵng đang phát triển với tốc độ cao.  Ngoài ra còn có nhiều giao lưu trao đổi nghiệp vụ với các văn nghệ sỹ của Liên hiệp các Hội VHNT An Giang cùng dự trại; thăm và giao lưu với văn nghệ sỹ Liên hiệp các hội VHNT Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng.

Điều cần nói thêm là các tác giả tham dự Trại sáng tác lần này hầu hết là các nhà báo đang làm việc tại các cơ quan báo chí như Báo Yên Bái, Tạp chí Văn nghệ Yên Bái, hoặc sinh hoạt trong Câu lạc bộ nhà báo nghỉ hưu, là các cộng tác viên đắc lực của các báo, đài, các bản tin trong địa bàn tỉnh.
 
Trong thời gian dự trại các tác giả có nhiều cuộc trao đổi, tọa đàm, so sánh VHNT với báo chí tìm các nét tương đồng và khác biệt giữa báo chí và VHNT. Đây là một hoạt động nhiều ý nghĩa, vừa tạo thêm tiềm lực sáng tạo VHNT cho các nhà báo, các cộng tác viên báo chí, vừa tạo ra sức mạnh cộng hưởng của báo chí với VHNT trong các tác phẩm VHNT.
 
Từ những kết quả đạt được có thể khẳng định Trại sáng tác VHNT Yên Bái năm 2018 của Hội Liên hiệp VHNT Yên Bái tại Nhà sáng tác Đà Nẵng đã thành công tốt đẹp.

Nguyễn Hiền Lương

Các tin khác
Nghệ sỹ ưu tú Trần Văn Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa & Thông tin tỉnh Yên Bái trao giấy chứng nhận cho các học viên.

YBĐT - Vừa qua, tại nhà văn hóa xã Xuân Lai (huyện Yên Bình), Trung tâm Văn hóa & Thông tin tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ văn hóa cơ sở, nhà văn hóa thôn, bản cho trên 40 học viên là cán bộ văn hóa xã, các nghệ nhân, hạt nhân, chủ nhiệm câu lạc bộ, nhà văn hóa thôn, bản của 14 xã thuộc huyện Yên Bình.

Màn trình diễn của đội pháo hoa Ý.

Sáng 10-6, ông Trần Văn Miên, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2018, chính thức thông báo 2 đội pháo hoa của Ý và Hoa Kỳ có số điểm cao nhất đã giành quyền vào thi đấu đêm chung kết.

Đêm thi thứ tư khép lại với một bữa tiệc pháo hoa trọn vẹn.

Đêm thứ tư của lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng là màn so tài của Bồ Đào Nha và Thụy Điển với những nét phác họa ấn tượng trên sông Hàn.

Sáng 8-6, tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Bảo tàng Văn học Việt Nam tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề "Văn học - nghệ thuật trong kháng chiến (1945-1954)". Triển lãm tổ chức nhân kỷ niệm 75 năm ra đời "Đề cương về văn hóa Việt Nam” của Đảng Cộng sản Việt Nam (1943-2018).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục