‘Cánh đồng bất tận’ và Nguyễn Ngọc Tư được vinh danh ở Đức

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/7/2018 | 2:18:09 PM

Theo thông tin từ Nhà xuất bản Trẻ, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã giành Giải thưởng Literaturpreis (năm 2018) của Đức với tác phẩm "Cánh đồng bất tận” (nhan đề tiếng Đức là "Endlose Felder” do Gunter Giesenfield và Marianne Ngo chuyển ngữ).

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

Giải thưởng Literaturpreis do Litprom (Hiệp hội quảng bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latin ở Đức) bình chọn, dựa trên việc xem xét các bản dịch tiếng Đức tác phẩm nổi bật của các tác giả nữ đương đại tiêu biểu trong khu vực. Giải thưởng được trao hàng năm nhằm vinh danh các tác giả nữ đến từ châu Á, Phi, Mỹ Latin, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và vùng Caribe.

Năm nay, "Cánh đồng bất tận” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã vượt qua tác phẩm của tám tác giả nữ quốc tế khác để giành giải thưởng này. Theo đó, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sẽ nhận được một phần thưởng trị giá 3.000 euro. Dự kiến, lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 13/10 trong khuôn khổ Hội chợ sách Frankfurt (Đức).

Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Cà Mau. Các tác phẩm của cô mang đậm chất Nam Bộ với những câu chuyện sâu cay về những cuộc đời éo le, số phận chìm nổi trong cuộc sống.

Nhan đề tập sách "Cánh đồng bất tận” được đặt theo tên một truyện ngắn trong đó. Ngay từ khi mới ra mắt lần đầu tiên (năm 2005), "Cánh đồng bất tận” đã tạo nên một "cơn sốt” trong đời sống xã hội nói chung và trên văn đàn nói riêng. Độc giả tìm thấy ở đó sự dữ dội, khốc liệt của đời sống thôn dã qua cái nhìn của một cô gái.

Tập truyện ngắn nổi tiếng này của Nguyễn Ngọc Tư giành Giải thưởng Hội Nhà văn Việt năm 2006, Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2008. Sau đó, tác phẩm được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau và phát hành ở nhiều quốc gia trên thế giới (Hàn Quốc, Thụy Điển….). Đến năm 2010, đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình đã chuyển thể "Cánh đồng bất tận” sang phiên bản điện ảnh..
 
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục