Tiếp nhận 18 cổ vật của Việt Nam hồi hương từ CHLB Đức

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/8/2018 | 7:24:44 AM

Chiều 9/8, tại Hà Nội, ông Đoàn Xuân Hưng, Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức đã ban giao cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia 18 cổ vật Việt Nam ở một số thời kỳ văn hóa khác nhau.

Các hiện vật được Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức bàn giao cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Các hiện vật được Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức bàn giao cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Các hiện được bàn giao gồm 10 hiện vật chất liệu đá, 8 hiện vật chất liệu đồng, là công cụ sản xuất và vũ khí của người xưa.

Trong đó có 5 hiện vật văn hóa Đồng Nai cách ngày nay 4.000-3.500 năm; 5 hiện vật hậu kỳ Đá mới, sơ kỳ Kim khí Tây Nguyên cách ngày nay 4.000-3.500 năm; 8 hiện vật văn hóa Đông Sơn cách ngày nay 2.500-2.000 năm.

18 hiện vật được trao do Cơ quan phòng chống tội phạm Công an Berlin (Đức) thu giữ tại cửa hàng một thương nhân Việt Nam từ cuối năm 2016.

Trong vòng 9 tháng, từ tháng 3/2017 đến tháng 2/2018, Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nước ta đã phối hợp với Bộ Ngoại giao Đức, các cơ quan liên quan tiến hành xác minh nguồn gốc hiện vật, cung cấp cơ sở pháp lý, hoàn thiện thủ tục để hoàn trả hiện vật về Việt Nam.

Ngày 28/3, đại diện Cảnh sát Berlin và Bộ Văn hóa bang Berlin đã tiến hành bàn giao cho Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức các hiện vật trên.

Phát biểu tại buổi lễ diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, ông Đoàn Xuân Hưng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức cho biết Đại sứ quán Việt Nam tại Đức đã lưu giữ, bảo quản những cổ vật quý báu này từ tháng 3 và nay trực tiếp trao lại cho Bảo tàng nghiên cứu, lưu giữ, trưng bày để nhân dân trong nước, bạn bè quốc tế chiêm ngưỡng.

Cộng hòa Liên bang Đức đã trao trả cổ vật buôn bán bất hợp pháp cho nhiều nước trên thế giới, ở khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam là quốc gia đầu tiên được trao trả…

Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Nguyễn Văn Cường cũng khẳng định: Đây là lần đầu tiên các cổ vật của Việt Nam được hồi hương một cách chính thống, mở ra một hướng tốt cho việc quay về của các cổ vật sau này.

Việc trao lại cổ vật cho Việt Nam thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của nước bạn Đức trong việc thực hiện Công ước của UNESCO năm 1970 về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc xuất nhập cảnh và buôn bán trái phép các tài sản văn hóa mà Việt Nam, Đức là thành viên…

Thời gian tới, Bảo tàng Lịch sử quốc gia sẽ hoàn thiện hồ sơ khoa học, lưu giữ, bảo quản các hiện vật này, có kế hoạch từng bước trưng bày, phát huy giá trị, giới thiệu tới công chúng trong và ngoài nước.

Trước đó, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã phối hợp với Đức tổ chức triển lãm giới thiệu khoảng 300 cổ vật có giá trị tại 3 bảo tàng nhằm giúp người dân Đức, bạn bè quốc tế hiểu thêm về truyền thống hào hùng, các nét văn hóa độc đáo của Việt Nam.

Triển lãm này đã được giới thiệu tại Bảo tàng Khảo cổ học Bang Westfalen tại Herne (từ ngày 7/10/2016 đến ngày 26/2/2017); Bảo tàng Khảo cổ học quốc gia Chemnitz tại Chemnitz (từ ngày 30/3 đến ngày 20/8/2017); Bảo tàng Reiss-Engelhorn tại Mannheim (từ ngày 16/9/2017 đến ngày 7/1/2018).
 
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục