Bế mạc Liên hoan Cải lương toàn quốc 2018: Trao 55 huy chương vàng, 73 huy chương bạc

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/9/2018 | 9:28:18 AM

Tối 19-9, tại rạp hát Đoàn Nghệ thuật cải lương Long An, Ban tổ chức Liên hoan Cải lương toàn quốc 2018 đã tổ chức đêm nghệ thuật và trao giải "Tài danh hội tụ”.

Sau nửa tháng diễn ra với những buổi trình diễn liên tục 32 vở cải lương của 25 nhà hát, đoàn nghệ thuật công lập chuyên nghiệp và các đơn vị nghệ thuật xã hội hóa, liên hoan đã khép lại một sân chơi cải lương đa sắc.

Liên hoan năm nay ghi nhận sự nỗ lực của các đoàn nghệ thuật xã hội hóa, đã đầu tư vào các vở diễn, góp phần làm sinh động sân chơi nghệ thuật chuyên nghiệp truyền thống. Sau liên hoan, một đội ngũ nghệ sĩ trẻ khẳng định được tài năng và sức bật tươi mới trên sân khấu truyền thống.

Ban tổ chức đã trao 6 HCV cho các vở: Chiếc áo thiên nga (Nhà hát Cải lương Việt Nam), Kiếp tằm (đoàn Nghệ thuật Quảng Ninh), Hiu hiu gió bấc (Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang), Bão táp một vương triều (Nhà hát Nghệ thuật tổng hợp Đồng Nai), Tổ quốc nơi cuối con đường (Nhà hát Thế Giới Trẻ - Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TPHCM) và Cuộc đời của mẹ (Đoàn Nghệ thuật cải lương Long An).

7 HCB trao cho các vở: Phù Sa đỏ (Đoàn Văn công Quân khu 9), Cánh buồm ngược gió (Nhà hát Tây Đô), Hồn của đá (Công ty TNHH Nguyễn Vĩnh Lộc), Nỗi niềm sau cuộc chiến (Hội Sân khấu Việt Nam - Chi hội Nghệ sĩ sân khấu tỉnh Cà Mau), Những tấm lòng vàng (Nhà hát Cải lương Hà Nội), Bão dậy trời Long Hưng (Đoàn Nghệ thuật tổng hợp Tiền Giang), Người đồng bằng (Đoàn văn công Đồng Tháp).

Ban tổ chức cũng trao 49 huy chương vàng và 66 huy chương bạc cho các cá nhân.

Giải tác giả xuất sắc nhất thuộc về soạn giả Hoàng Song Việt và NSƯT Triệu Trung Kiên, đạo diễn xuất sắc nhất là NSND Hoàng Quỳnh Mai, nhạc sĩ xuất sắc nhất Minh Tâm, họa sĩ xuất sắc Hồng Vân.
 
(Theo SGGP)

Các tin khác
16 tiết mục văn nghệ tham gia trong chương trình văn nghệ “Vang mãi bản hùng ca chiến thắng

Tối 30/4, tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái đã diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ với chủ đề “Vang mãi bản hùng ca chiến thắng”.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên: “Sức sống của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng có được là do chính tình cảm của mình và tình cảm của mọi người. Mọi người dân trong nước có sự đồng cảm với nhau nên có một sự cộng hưởng”.

Đã 49 năm trôi qua, kể từ khi ca khúc "Như có Bác trong ngày đại thắng" ra đời, nhưng bài hát vẫn sống mãi cùng bao thế hệ người Việt. Cho đến hôm nay, mỗi khi dân tộc đạt được một thành tựu mới thì ca khúc "Như có Bác trong ngày đại thắng" lại ngân vang. "Như có Bác trong ngày đại thắng" của nhạc sĩ Phạm Tuyên mãi là tiếng reo vui của dân tộc.

Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”.

Tại chương trình nghệ thuật với chủ đề “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông", Trung ương Đoàn, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chính thức phát động cuộc thi tìm hiểu truyền thống “80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”.

'Ông già và biển cả' là một tác phẩm văn học kinh điển, được đánh giá cao bởi cả giới phê bình và công chúng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục