Ma thuật bảo vệ sản xuất của người xưa

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/10/2018 | 7:53:19 AM

YBĐT - Thực tế, khi hỏi một số thầy mo về tính hiệu nghiệm của những trò ma thuật này thì đã biết, đây chỉ là cách làm mang tính hù dọa. 

Xưa kia, người miền núi chỉ làm nương một vụ. Đất đai tuy màu mỡ, rộng rãi nhưng do chất lượng hạt giống, trình độ canh tác, ảnh hưởng thời tiết, các loài muông thú như lợn rừng, nhím, chuột, sóc, khỉ, chim... phá hoại nên mùa màng làm nhiều nhưng thu hoạch đôi lúc không đáng là bao. 

Đã vậy, mùa giáp hạt đói kém hoặc trẻ trâu nghịch ngợm còn kéo theo nạn trộm cắp hoa màu, nhất là đối với những nương bí, ngô, đỗ kể từ khi hạt mẩy đến lúc ngô, đỗ già mà không giữ được có thể mất hết.

Để bảo vệ sản xuất, những nơi trồng ngô tập trung, người dân có thể làm lều lán cắt cử người trông coi, nhưng thực tế cũng không hiệu quả cao vì chẳng ai trông được từ đêm đến sáng. Việc đi lại trong nương cũng rất khó khăn vì rắn rết, đồi dốc, nhiều đá, cây nhọn, hay nếu phải thắp đuốc đi coi nương thì chẳng khác nào báo động cho kẻ trộm. 

Đấy là ở những đám nương to, tập trung nhiều nhà, còn những đám chỉ mấy sào trồng lẻ tẻ lại gần đường đi lối lại thì còn khó bảo vệ hơn nữa. Để bảo vệ sản xuất khỏi mất trộm, có người đã buộc phải dùng cách đặt bẫy, bẫy nỏ, cắm chông, rào bằng tre nứa vạt nhọn... nhưng cũng không hiệu quả, thậm chí còn gây hại cho người thân của mình vì không biết nơi nào có bẫy, có chông. 

Bởi thế, người xưa đã phải lợi dụng vào cả những yếu tố khác như mê tín, dị đoan để làm biện pháp mang tính ma thuật bảo vệ sản xuất. 

Để làm việc này, thầy mo là những người chủ đạo qua việc khi đến độ bí, ngô, đỗ sắp được thu hoạch, thầy mo lợi dụng lúc thời tiết tốt, có nhiều người lên nương thì thầy ra nương của mình làm lễ khấn vái, trấn yểm quanh nương bằng những vật có hình thù, ký hiệu kỳ dị. 

Những nhà không làm nghề mo thì xin thầy làm giúp các vật như trên rồi niệm chú cho họ mang đi cắm quanh nương ngô, nương đỗ của mình ở những chỗ người qua lại dễ quan sát. 

Sau khi làm xong các thủ tục mang tính ma thuật, thầy mo và những người cùng làm trò này kháo nhau rằng, ai ăn trộm ở những mảnh nương đã được trấn yểm thì khi ăn ngũ cốc ở đấy sẽ bị ốm đau, tàn tật, gặp nhiều rủi ro, vận hạn; thậm chí, trâu bò vào phá hoại hoa màu ở đấy cũng bị chết. Hoặc khi vào lấy trộm sẽ bị ma che mắt, khiến kẻ ăn trộm không tìm được lối ra khỏi nương, người nhà đi tìm cũng không nhìn thấy... Cách làm ma thuật này, hiện vẫn còn tồn tại ở một số nơi đồng bào dân tộc vùng cao.

Thực tế, khi hỏi một số thầy mo về tính hiệu nghiệm của những trò ma thuật này và được biết, đây chỉ là cách làm mang tính hù dọa. Tuy nhiên, thời xưa trình độ dân trí thấp; người dân luôn tin có những thế lực siêu nhiên huyền bí xung quanh mình, nhất là những trò ma thuật làm hại, nên cách làm trên của thầy mo cũng khá hiệu quả trong bảo vệ sản xuất.

Hoàng Nhâm

Các tin khác

Sáng 20/4, tại Trường THPT Nguyễn Huệ, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái tổ chức hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 và Tọa đàm “Ứng dụng công nghệ số, công nghệ AI để nâng cao hiệu quả đọc sách và học tập”.

Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống tại lễ kỷ niệm 1085 năm vua Ngô Quyền định đô tại Cổ Loa.

Tối 19/4, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng vương, định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).

Cổng chính vào Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Tối 17/4, tại sân khấu Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hội tụ non sông”, chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Chương trình nghệ thuật sử thi

Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục