Khai mạc trưng bày linh vật nghê Việt tại Văn Miếu

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/11/2018 | 8:13:43 AM

Chiều 15-11 tại Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm phối hợp với Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức triển lãm "Linh vật nghê Việt”. Đây là hoạt động chào mừng ngày Di sản văn hóa Việt Nam.

Linh vật nghê Việt Nam được nhận diện rõ ràng và cụ thể hơn từ triển lãm.
Linh vật nghê Việt Nam được nhận diện rõ ràng và cụ thể hơn từ triển lãm.

Triển lãm trưng bày 200 hình ảnh tư liệu và hiện vật về nghê được tuyển chọn bởi những chuyên gia nghiên cứu và sưu tầm có uy tín như Trần Hậu Yên Thế, Phạm Bá Ngọc... nhằm đem đến cái nhìn tổng thể về lịch sử hình tượng Nghê trong nền văn hóa dân tộc. 

Triển lãm được trưng bày theo các  nội dung: Đặc điểm, phân loại linh vật nghê Việt; so sánh linh vật nghê Việt với linh vật một số quốc gia; Điểm khác biệt của nghê khi được đặt ở chốn chùa chiền, nơi cung vua, phủ chúa, chốn lăng tẩm, đền miếu, đình làng… 

Ngoài ra, Ban tổ chức cũng trưng bày một số phiên bản tượng linh vật nghê thế kỷ XVII tại Di tích Quốc gia đặc biệt Đền vua Đinh Tiên Hoàng (Hoa Lư, Ninh Bình).

Bên cạnh đó, triển lãm giới thiệu nét đa dạng độc đáo có một không hai của hình tượng nghê so với các biểu tượng văn hóa khác; trình diễn những sáng tạo mới mẻ việc ứng dụng hình tượng Nghê trong văn hóa đương đại. 
 



Các hiện vật về linh vật nghê Việt Nam đang được trưng bày.

Thời gian qua, linh vật này dường như rơi vào lãng quên và bị thay thế bằng những linh vật không phù hợp với văn hóa Việt Nam. Tượng có nguồn gốc nước ngoài (như sư tử đá) xuất hiện ở nhiều nơi, từ di tích đến nơi công sở khiến không ít người nhầm lẫn cho rằng đó là linh vật của người Việt.

Trước thực trạng đó, song song với việc đôn đốc thực hiện Luật Di sản văn hóa, Nghị định số 113/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật, ngày 8-8-2014, Bộ VH,TT&DL đã ban hành Công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL về việc không sử dụng sản phẩm, biểu tượng, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Bộ VH,TT&DL đã phối hợp với các ban, ngành liên quan thực hiện tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dưới nhiều hình thức đa dạng, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản của dân tộc. 

Triển lãm "Linh vật nghê Việt” nhằm giúp người xem hiểu rõ hơn những linh vật mang tính chuẩn mực, đúng với văn hóa, tín ngưỡng của người Việt. Qua đó, người xem sẽ thấy được sự phong phú của linh vật nghê trong đời sống văn hóa và sự tài hoa của cha ông ta khi sáng tạo ra hình tượng nghê mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.

Triển lãm kéo dài đến hết ngày 15-2-2019.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Hồ Thác Bà (Ảnh minh họa)

Nhằm lựa chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật phản ánh về vùng đất, con người Yên Bình trên chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, huyện Yên Bình phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Yên Bình đổi mới, phát triển, hội nhập”.

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục