9 tác phẩm xuất sắc đoạt Giải Biếm họa Báo chí Việt Nam lần V–2018

  • Cập nhật: Thứ bảy, 12/1/2019 | 9:11:18 AM

Sau 8 tháng phát động, Ban tổ chức Giải Biếm họa Báo chí Việt Nam - Cúp Rồng tre lần V năm 2018 đã tổng kết và trao giải cho 9 tác phẩm xuất sắc.

Tác phẩm
Tác phẩm "Chực chờ" của Họa sĩ Lê Diệu Bang giành giải Nhất.

Chiều 11/1, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức Lễ Tổng kết, Trao giải và Triển lãm Giải Biếm họa Báo chí Việt Nam lần V–2018 với chủ đề "Ứng xử văn hóa; Xã hội văn minh”.

Giải Biếm họa báo chí Việt Nam được Báo Thể thao và Văn hóa tổ chức nhằm tiếp tục khích lệ phong trào sáng tác tranh biếm họa; đồng thời đưa trở lại và phát huy hơn sức mạnh của thể loại tranh biếm họa báo chí.

Qua 8 tháng phát động (từ tháng 4-12/2018), Ban tổ chức Giải Biếm họa Báo chí Việt Nam - Cúp Rồng tre lần V năm 2018 với chủ đề "Ứng xử văn hóa; Xã hội văn minh" đã nhận được gần 400 tác phẩm dự thi của 50 tác giả. Các tác phẩm dự thi đã khơi gợi trúng những vấn đề bức xúc trong xã hội thời gian vừa qua, tập trung vào văn hóa ứng xử trong các lĩnh vực như: Văn hóa ứng xử nơi công cộng (lễ hội, giao thông), văn hóa ứng xử nơi cơ quan, công sở (đặc biệt là ứng xử trong bệnh viện, trường học…) và văn hóa ứng xử trên mạng xã hội.

Căn cứ vào chất lượng tranh, Ban tổ chức đã trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải ba và 4 giải Khuyến khích.

Cụ thể, Giải nhất thuộc về tác phẩm "Chực chờ” của họa sỹ Lê Diệu Bang.

Giải Nhì trao cho 2 tác phẩm: "Chung sức” của họa sỹ Đỗ Anh Dũng; "Khi đời tư cũng thành …món ăn nhanh” của họa sỹ Nguyễn Mạnh Tiến.

Giải Ba trao cho 2 tác phẩm: "Dê đen và Dê trắng” của họa sỹ Trần Hải Nam và "Trật tự đô thị” của họa sỹ Nguyễn Minh Đông.

Giải Khuyến khích trao cho các tác phẩm "Lịch chăm mẹ ốm” của họa sỹ Nguyễn Đức Trí; "Không lời" của họa sỹ Nguyễn Duy Sơn; "Nhào Dzô…” của họa sỹ Nguyễn Hữu Lộc; "Dư luận" của họa sỹ Lê Đức Hùng.

Cùng với việc in thành tập, Ban Tổ chức và Hội đồng Giám khảo Giải thưởng đã chọn 60 tranh tiêu biểu để triển lãm tại sảnh Trung tâm Thông tấn Quốc gia, số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội ngày 11/1.

Sau đó, trong 2 ngày cuối tuần từ 12-13/1, triển lãm sẽ được mang ra Phố đi bộ Hồ Gươm (đoạn trước tòa nhà số 2 Lê Thái Tổ) nhằm lan truyền thông điệp "Ứng xử văn hóa; Xã hội văn minh" tới cả cộng đồng.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Lễ rước Mẫu sang sông trong Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên.

Việc bảo tồn và khai thác hiệu quả giá trị văn hoá bản địa đã trở thành một xu hướng quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững. Với sự đa dạng về văn hóa bản địa, Yên Bái không chỉ thu hút du khách, bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn là một điểm đến lý tưởng để khám phá và trải nghiệm văn hóa độc đáo của địa phương.

Độc giả nhỏ tuổi lựa chọn các ấn phẩm tại Phố sách Hà Nội.

Hôm nay (21-4), đánh dấu 10 năm nước ta tổ chức Ngày Sách Việt Nam (2014-2024) và sau này được nâng tầm lên là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (từ năm 2022).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục