Trình UNESCO hồ sơ xòe Thái và nghệ thuật làm gốm của người Chăm

  • Cập nhật: Thứ tư, 20/3/2019 | 9:20:52 AM

Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch làm các thủ tục để gửi Hồ sơ xòe Thái và nghệ thuật làm gốm của người Chăm tới UNESCO.

Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam làm các thủ tục để gửi Hồ sơ Xòe Thái và nghệ thuật làm gốm của người Chăm tới UNESCO.

Thủ tướng Chính phủ đồng ý Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thay mặt Chính phủ ký Hồ sơ "Nghệ thuận Xòe Thái" và "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) xem xét đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.


trinh unesco ho so xoe thai va nghe thuat lam gom cua nguoi cham hinh 1

Ảnh minh họa. 

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam làm các thủ tục cần thiết để gửi Hồ sơ tới UNESCO trước ngày 31/3/2019.

Nghệ thuật xòe Thái là loại hình múa truyền thống đặc sắc gắn liền với đời sống của đồng bào Thái vùng Tây Bắc Việt Nam (đặc biệt là tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái) trong các lễ hội cộng đồng, tang ma, các cuộc liên hoan văn nghệ, kết bạn, giao lưu...

Xòe Thái đã được trao truyền và bảo tồn khá nguyên vẹn qua hàng trăm năm với nhiều hình thái khác nhau: xòe dùng trong sinh hoạt cộng đồng để biểu cảm và kết giao bạn bè; xòe để diễn đạt các ý tưởng về cội nguồn tâm linh...

Với những nét đặc trưng độc đáo, lại được các thế hệ người Thái bảo tồn và phát triển, xòe Thái đã thực sự trở thành tài sản văn hóa, là sợi dây gắn kết cộng đồng.

Nghệ thuật xòe Thái đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nghề làm gốm truyền thống của người Chăm có một vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Sản phẩm gốm không thể thiếu trong đời sống, sinh hoạt hằng ngày của mỗi gia đình và trong văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng người Chăm.

Toàn bộ quy trình làm gốm của đồng bào Chăm toát lên một giá trị nghệ thuật đặc trưng. Chính nhờ vậy, dù trải qua bao thăng trầm trong tiến trình phát triển, nhưng gốm truyền thống của người Chăm vẫn tồn tại với thời gian, giữ được hồn tinh túy và giữ được vẻ đẹp hoang sơ của gốm cổ cách đây hàng trăm năm. Đó là giá trị độc đáo và trường tồn của gốm Chăm, xứng đáng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

(Theo VOV)

Các tin khác
Hồ Thác Bà (Ảnh minh họa)

Nhằm lựa chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật phản ánh về vùng đất, con người Yên Bình trên chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, huyện Yên Bình phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Yên Bình đổi mới, phát triển, hội nhập”.

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục