Lễ hội hoa anh đào kéo dài đến ngày 2-4 vì thời tiết thuận lợi

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/4/2019 | 2:06:35 PM

Ban tổ chức Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản - Hà Nội 2019 vừa thông báo, sẽ kéo dài thời gian tổ chức lễ hội đến hết ngày 2-4.

Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản - Hà Nội 2019 kéo dài đến 22h ngày 2-4.
Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản - Hà Nội 2019 kéo dài đến 22h ngày 2-4.

Theo thông báo mới nhất của Ban tổ chức Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản - Hà Nội 2019, do thời tiết thuận lợi, cụ thể là ngày 1-4 trời đổ mưa nên chất lượng hoa anh đào đang trưng bày tại khu vực vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ vẫn đáp ứng được nhu cầu triển lãm. Đa số cây hoa anh đào và các tiểu cảnh hoa vẫn giữ được độ tươi, đẹp. Chính vì thế, Ban tổ chức quyết định kéo dài thời gian lễ hội thêm một ngày nữa so với dự kiến (tức là hết 22h ngày 2-4) để phục vụ nhân dân tham quan.

Trước đó, chiều 31-3, Ban tổ chức cũng thông báo, kéo dài lễ hội đến hết ngày 1-4 thay vì chỉ tổ chức trong 3 ngày như kế hoạch (từ ngày 29 đến 31-3). Trong 3 ngày diễn ra lễ hội, Ban tổ chức ước tính gần 1 triệu lượt khách tham quan, con số kỷ lục từ trước đến nay.

Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản - Hà Nội 2019 được tổ chức với quy mô lớn nhất từ trước tới nay. Năm nay, số lượng hoa anh đào gấp đôi so với năm ngoái với hơn 20.000 cành và 300 cây. Ngoài việc tăng về số lượng cây và cành hoa anh đào, Ban tổ chức lễ hội cũng tăng cường nhiều loại hoa của Việt Nam như: Phong lan, cúc, cẩm tú cầu, trạng nguyên… Nhiều tiểu cảnh hoa được thiết kế công phu, đẹp mắt tạo cảnh quan hấp dẫn.

Trong đó, điểm nổi bật là nhiều kỳ quan thế giới được thiết kế thành mô hình bằng hoa khá đẹp mắt, trở thành điểm "check in” hấp dẫn công chúng Thủ đô và du khách như: Tháp Eiffel (Pháp), núi Phú Sĩ (Nhật Bản), chùa Một Cột, kim tự tháp Ai Cập…

Lễ hội hoa anh đào Nhật Bản - Hà Nội do UBND thành phố Hà Nội và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh, nét đẹp văn hóa, đất nước và con người Nhật Bản đến với nhân dân Thủ đô, nhằm tăng cường hơn nữa sự hiểu biết, tin cậy và gắn kết giữa người dân hai nước.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Lễ rước Mẫu sang sông trong Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên.

Việc bảo tồn và khai thác hiệu quả giá trị văn hoá bản địa đã trở thành một xu hướng quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững. Với sự đa dạng về văn hóa bản địa, Yên Bái không chỉ thu hút du khách, bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn là một điểm đến lý tưởng để khám phá và trải nghiệm văn hóa độc đáo của địa phương.

Độc giả nhỏ tuổi lựa chọn các ấn phẩm tại Phố sách Hà Nội.

Hôm nay (21-4), đánh dấu 10 năm nước ta tổ chức Ngày Sách Việt Nam (2014-2024) và sau này được nâng tầm lên là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (từ năm 2022).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục