Lễ hội xuân đậm bản sắc văn hóa, an toàn lành mạnh

  • Cập nhật: Thứ năm, 4/4/2019 | 8:18:47 AM

YênBái - Với 45 lễ hội các cấp diễn ra trong dịp trước trong và sau tết Nguyên đán, đánh giá chung, các lễ hội trên địa bàn tỉnh đã được tổ chức an toàn, lành mạnh.

Màn trống hội tại Lễ hội đình Phúc Hòa, xã Hán Đà, huyện Yên Bình.
Màn trống hội tại Lễ hội đình Phúc Hòa, xã Hán Đà, huyện Yên Bình.

Với 3 lễ hội được tổ chức ở các khu di tích cấp quốc gia là: đền Đông Cuông, xã Đông Cuông và đền Nhược Sơn, xã Châu Quế Hạ, huyện Văn Yên; đền Đại Cại, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên và 42 lễ hội thường niên như: đình, đền, chùa Nam Cường, chùa Am, Bách Lẫm, Tuần Quán, Minh Pháp (thành phố Yên Bái); đền Mẫu Thác Bà, đình Phúc An, đình Ba Chãng, đình Khả Lĩnh (huyện Yên Bình); lễ hội Lồng tồng của dân tộc Tày, Dao, Nùng tại xã Tân Hương, huyện Yên Bình… 

Vì vậy, ông Nguyễn Lâm Tới - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) cho biết: "Để các lễ hội bảo đảm đúng các quy định, an toàn, lành mạnh, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, công tác tổ chức các lễ hội luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, ngành văn hóa và các địa phương”.

Với chức năng là ngành tham mưu và tổ chức thực hiện, cùng ban hành các văn bản chỉ đạo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, loại bỏ các hành vi phản cảm, kích động bạo lực, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội…, 

Sở VH-TT&DL đã tham mưu với UBND tỉnh và Ban Tổ chức những ngày lễ lớn của tỉnh ban hành công văn, kế hoạch về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2019 và các hoạt động đón xuân Kỷ Hợi - 2019… 

Đồng thời, phối hợp với Vụ Pháp chế, Bộ VH-TT&DL tổ chức hội nghị tập huấn cho 110 cán bộ văn hóa cơ sở về triển khai thực hiện Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội. Khi lễ hội diễn ra, Sở đã thành lập đoàn và chỉ đạo các phòng chức năng phối hợp với các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát…  

Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành, địa phương, qua đó, các lễ hội xuân năm 2019 đã có nhiều chuyển biến tích cực. Theo đó, các địa phương đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo củng cố kiện toàn ban tổ chức, ban quản lý lễ hội ở các đình, đền, chùa; đầu tư sửa sang đường sá, khuôn viên, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự để phục vụ tốt lễ hội. 

Qua đó, các lễ hội đều bảo đảm vui tươi, lành mạnh, những hoạt động văn hóa được bảo tồn, phát huy được các giá trị, bản sắc văn hoá các dân tộc của các địa phương. 

Đặc biệt, một số nghi lễ đã có từ nhiều năm nay nhưng không còn phù hợp đã được lược bỏ để chuyển sang các hình thức khác phù hợp hơn. Hoạt động phụ trợ tại các lễ hội như: văn hóa, văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian… được tổ chức đã thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham dự. 

Do an ninh trật tự được tăng cường và ý thức tự giác thực hiện nếp sống văn minh của nhân dân và du khách thập phương được nâng lên nên an toàn, an ninh lễ hội được bảo đảm, không để xảy ra cháy nổ. Đáng chú ý, do các lễ hội đã thành lập các tổ thu gom rác thải nên cảnh quan môi trường bảo đảm tốt. 

Công tác kiểm tra an toàn thực phẩm tại các lễ hội được ngành y tế quan tâm kiểm tra thường xuyên nên không xảy ra ngộ độc thực phẩm. Việc đặt hòm công đức, bàn ghi tiền công đức, tiền "giọt dầu”, hướng dẫn du khách đặt tiền lễ ở các đình, đền, chùa và nơi thờ tự thực hiện đúng nơi quy định. Tình trạng mê tín dị đoan, các hoạt động mang tính chất cờ bạc, các hành vi phản cảm, kích động bạo lực, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội đã giảm tối đa... 

Những kết quả trong tổ chức lễ hội xuân 2019 tại Yên Bái là hết sức đáng mừng, nhất là trong thời gian qua, khi tại nhiều địa phương trong cả nước, việc "biến tướng’’ lễ hội diễn ra gây phản cảm và bức xúc trong xã hội. 

Bên cạnh kết quả đạt được, về hạn chế có thể thấy, tại một số lễ hội, nội dung tổ chức còn sơ sài không hấp dẫn; các hoạt động văn hóa, thể thao, trò chơi dân gian truyền thống chưa có sự đổi mới; tình trạng đốt nhiều đồ mã, vàng mã, mất vệ sinh môi trường vẫn còn diễn ra tại một số nơi. 

Tại một số lễ hội, ban tổ chức, ban quản lý chưa sát sao trong việc hướng dẫn khách đến thắp hương, đặt tiền "giọt dầu’’ đúng nơi quy định. Ở một số nơi, vẫn còn hiện tượng để nhiều hòm công đức tại nơi thờ tự, đặc biệt là một số tổ chức, cá nhân còn đặt các hòm quyên góp tại các lễ hội, di tích... 

Vì vậy, để các lễ hội xuân những năm tới diễn ra an toàn, văn minh, ngành VH-TT&DL tỉnh  sẽ tiếp tục triển khai tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong nhân dân Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ VH-TT&DL quy định về tổ chức và quản lý lễ hội. 

Trong đó, phối hợp với các địa phương chỉ đạo ban tổ chức, ban quản lý lễ hội các cấp tuyên truyền, giới thiệu về nguồn gốc của lễ hội, di tích, những nét đẹp văn hóa truyền thống trong hoạt động lễ hội; tuyên truyền để người dân, du khách khi tham gia lễ hội phải ứng xử có văn hóa, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. 

Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý và tổ chức lễ hội, không để xảy ra các hành vi phản cảm, kích động bạo lực và có hình thức xử lý kịp thời những sai phạm trong hoạt động tổ chức lễ hội ở cơ sở...

Nguyễn Đình 

Tags đền Đông Cuông đền Đại Cại chùa Nam Cường Bách Lẫm Tuần Quán Minh Pháp Khả Lĩnh

Các tin khác
Hồ Thác Bà (Ảnh minh họa)

Nhằm lựa chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật phản ánh về vùng đất, con người Yên Bình trên chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, huyện Yên Bình phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Yên Bình đổi mới, phát triển, hội nhập”.

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục