Tết Khmer Chol Chnam Thmay 2019 vào ngày nào? Phong tục và ý nghĩa

  • Cập nhật: Chủ nhật, 14/4/2019 | 10:27:21 PM

Là một trong những ngày Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer, Tết Chol Chnam Thmay được diễn ra trong ba ngày từ 14 đến 16/4/2019 với nhiều hoạt động ý nghĩa và đặc sắc, đặc biệt là phong tục tắm nước thơm cho Đức Phật tại các ngôi chùa.

Bà con dân tộc Khmer thường tập trung đến chùa trong dịp Tết cổ truyền.
Bà con dân tộc Khmer thường tập trung đến chùa trong dịp Tết cổ truyền.

Tết Khmer Chol Chnam Thmay 2019 vào ngày nào?

Căn cứ vào Phật lịch, Tết cổ truyền Khmer Chol Chnam Thmay 2018 sẽ rơi vào khoảng giữa tháng 4. Lễ hội Chol Chnam Thmay 2019 sẽ diễn ra trên cả nước. Theo đó, mỗi thành phố đều có những chương trình riêng dành cho người dân địa phương cũng như khách du lịch lưu trú tại đây vào dịp đặc biệt này.

Tết Khmer Chol Chnam Thmay 2019 cũng là dịp để người Khmer chúc mừng năm mới tại khắp nơi trên thế giới, trong đó nhiều người ở cộng đồng người dân Khmer tại Việt Nam cũng ăn mừng Tết Chol Chnam Thmay 2019 vào ba ngày từ 14 đến 16/4/2019.

Tuy nhiên, thời khắc giao thừa không phải là 0 giờ 0 phút như Tết Nguyên Đán mà căn cứ vào thời khắc tiên nữ (một trong 7 nàng tiên con của Thần KaBưl MaHaPrum) giáng trần. Giao thừa có thể rơi vào 13 giờ, 16 giờ hoặc 7 giờ sáng.

Để biết thời khắc giao thừa ngày Tết Chol Chnam Thmay trong năm mới, A Cha trong các ngôi chùa sẽ làm lễ và thông báo cho người dân. A Cha là người từng tu hành, có địa vị cao trong xã hội và luôn được người dân Khmer kính trọng.



Nghi lễ Tắm Phật trong Lễ dâng y Kathina của đồng bào Khmer Nam Bộ tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Phong tục và ý nghĩa của Tết Chol Chnam Thmay
Là một nét văn hóa có giá trị lâu đời của người Campuchia nói riêng, hay người Khmer nói chung, Tết Chol Chnam Thmay là dịp để kết nối các thành viên trong gia đình lại với nhau. Đây cũng là dịp để con cháu nhớ về tổ tiên hay hướng về những giá trị cổ truyền của dân tộc.

Ý nghĩa của ngày Tết Chol Chnam Thmay

Hàng năm, đồng bào dân tộc Khmer ở Nam Bộ đều tổ chức Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay nhằm bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với tổ tiên và những người có công cho đất nước.

Vào dịp này, mọi người thường sắm sửa đầy đủ lễ vật để dâng cúng chư thần cùng những người đã khuất. Đây cũng là cơ hội để báo hiếu đến bậc sinh thành… qua đó, cầu mong những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống.

Không chỉ vậy, Tết Chol Chnam Thmay 2019 còn là một cơ hội lớn trong công cuộc quảng bá du lịch, ngành công nghiệp không khói của đất nước. Thúc đẩy hoạt động du lịch mạnh mẽ, phát triển nhanh chóng.

Phong tục của ngày Tết Chol Chnam Thmay

Tết Chol Chnam Thmay là lễ đón năm mới của người dân các nước Lào, Campuchia, Brunei, Thái Lan nói chung và đồng bào Khmer Nam Bộ nước ta nói riêng. Người Khmer sẽ đón mừng năm mới trong ba ngày như Tết Nguyên đán của người Việt.

Thời khắc giao thừa: Các gia đình chuẩn bị cỗ, thắp hương, đốt đèn để cúng nàng tiên cũ về trời, đón nàng tiên mới xuống dân gian. Các thành viên trong gia đình lúc này sẽ ngồi ngay ngắn, xếp chân trước bàn thờ thành kính khấn vái.

Ngày đầu tiên Chol Sangkran Chmay: Người dân sẽ tắm gội sạch sẽ, đội cỗ lên chùa làm lễ rước Đại lịch và đọc kinh chúc mừng năm mới.

Ngày thứ hai Wonbơf: Các gia đình sẽ dâng cơm mời các nhà sư và làm lễ đắp núi cát để tìm phúc duyên, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Ngày thứ ba Lơm Săk: Mọi người chuẩn bị nước thơm (gồm nước mưa và hoa tươi) rồi đến chùa làm lễ tắm Đức Phật.



Các gia đình trong ngày đón năm mới thứ hai lễ Tết Chol Chnam Thmay sẽ nấu cơm dâng lên các nhà sư

Sau lễ tắm Phật, người Khmer còn làm lễ tắm cho các nhà sư cao niên trong chùa. Tiếp đến là lễ Kha ma tôs, tương tự như lễ sám hối của người Việt. Sau đó, mọi người sẽ theo các vị sư đến các tháp đựng hài cốt và các nghĩa trang để làm lễ Bâng Skâu (cầu siêu). Dưới sự hướng dẫn của vị Achar, mọi người thành tâm cầu nguyện cho vong linh những người thân của mình được siêu thoát.

Cuối cùng, sau nghi lễ tắm Phật tại nhà, tất cả con cháu trong gia đình cùng trải chiếu hoa, mời ông bà, cha mẹ ngồi để nhận lời xin tha thứ những thiếu sót hay lỗi lầm mà con cháu đã vấp phải trong suốt năm qua, cũng như nhận ở họ lời hứa thành tâm sửa chữa. Sau khi đọc kinh cầu nguyện, mọi người sẽ ước mong năm mới cả nhà luôn gặp được nhiều điều may mắn, vui vẻ, bình an và hạnh phúc. Sau đó, con cháu sẽ dùng nước tắm cho ông bà, cha mẹ để tỏ lòng biết ơn công ơn sinh thành dưỡng dục.

(Theo Thời Đại)

Các tin khác
Cổng chính vào Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Tối 17/4, tại sân khấu Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hội tụ non sông”, chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Chương trình nghệ thuật sử thi

Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Các đại biểu tham gia chương trình.

Chiều 16-4, tại trụ sở Hội Nhà báo Việt Nam (phố Dương Đình Nghệ, Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí quốc gia đã khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023. Đáng chú ý, sau khi tiến hành sơ loại, có 1.827 tác phẩm đủ điều kiện tham gia Giải Báo chí quốc gia kỳ này.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại phiên họp.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Sở Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn xây dựng về kinh phí, trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo đúng đủ kinh phí cho hoạt động kỷ niệm; các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng tối 10/10/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục