Đặc sắc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Huế 2019

  • Cập nhật: Thứ bảy, 27/4/2019 | 12:48:54 PM

Sáng 27-4, trong khuôn khổ Festival Nghề truyền thống Huế 2019 đã diễn ra Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Huế 2019 tại sân Hàm Nghi, thành phố Huế (Thừa Thiên - Huế). Đây là lần thứ ba lễ hội khinh khí cầu được tổ chức tại Huế, từ nguồn xã hội hóa.

Lễ hội khinh khí cầu diễn ra tại sân Hàm Nghi bên trong kinh thành Huế.
Lễ hội khinh khí cầu diễn ra tại sân Hàm Nghi bên trong kinh thành Huế.

Tham gia lễ hội năm nay có 6 đội đến từ Thái Lan, Malaysia, Hà Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Trong các ngày 27 đến hết 29-4, khinh khí cầu của các đội sẽ được bay tự do ở độ cao 100-300m, trong bán kính 5km từ điểm cất cánh.

Bên cạnh đó, người dân và du khách đến Cố đô Huế dịp này còn được chiêm ngưỡng, chụp ảnh vẻ đẹp của Kinh thành Huế với Đại Nội, Kỳ Đài, Ngọ Môn từ các khinh khí cầu bay treo ở độ cao 50m.

Nữ du khách người Đức Nora Bruchertseifer (42 tuổi) cho biết, đây là lần đầu tiên chị đến Huế và may mắn tham gia Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Huế 2019. Trải nghiệm trên khinh khí cầu từ trên cao giúp chị và gia đình được nhìn thấy toàn cảnh Kinh thành Huế rộng lớn, phong cảnh nên thơ của Huế.

Chương trình nằm trong hoạt động Festival Nghề truyền thống Huế năm 2019 và được duy trì như một lễ hội thường niên, mang ý nghĩa của hoạt động văn hóa - thể thao - du lịch tại tỉnh Thừa Thiên - Huế.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Lễ rước Mẫu sang sông trong Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên.

Việc bảo tồn và khai thác hiệu quả giá trị văn hoá bản địa đã trở thành một xu hướng quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững. Với sự đa dạng về văn hóa bản địa, Yên Bái không chỉ thu hút du khách, bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn là một điểm đến lý tưởng để khám phá và trải nghiệm văn hóa độc đáo của địa phương.

Độc giả nhỏ tuổi lựa chọn các ấn phẩm tại Phố sách Hà Nội.

Hôm nay (21-4), đánh dấu 10 năm nước ta tổ chức Ngày Sách Việt Nam (2014-2024) và sau này được nâng tầm lên là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (từ năm 2022).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục