Hướng tới sự kiện "Giới thiệu sắc màu văn hóa dân tộc Mông” tại Hà Nội:

Nét đẹp trang phục phụ nữ Mông

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/5/2019 | 8:09:52 AM

YênBái - Nét đẹp trang phục của người phụ nữ Mông tạo nên bởi sự cầu kỳ từ vải lanh tự dệt, từng đường kim mũi chỉ khâu may, kích thước hoa văn trên từng mảnh vải. Trang phục gồm có: khăn, áo xẻ ngực, tấm vải che phía trước váy, sau váy, thắt lưng, xà cạp.

Để tạo nên những chiếc váy, người phụ nữ Mông phải đi cắt lanh phơi nắng từ vài tuần trước khi tước sợi. Sau đó, lanh được đưa vào cối giã mềm rồi nối thành từng cuộn. Lanh sau khi giặt được luộc cho tới khi mềm và trắng mới đưa vào khung cửi dệt thành những tấm vải. Công việc dệt vải vất vả bao nhiêu thì việc thêu váy cũng cầu kỳ bấy nhiêu. Tất cả mọi chi tiết từ những hoa văn nhỏ nhất đều được người phụ nữ Mông thêu chỉ tay. 

Có thể nói, hoa văn, họa tiết là yếu tố quan trọng nhất tạo nên vẻ đẹp trang phục Mông. Tuy thế, mọi hoa văn ở đây đều hết sức mộc mạc, bắt nguồn từ các câu chuyện cổ, thơ ca về cội nguồn dân tộc, phong cảnh thiên nhiên nơi người Mông sinh sống. Thường thấy các họa tiết dưới dạng ô nằm ngang với đường viền là hình vuông, chữ thập… cách quãng kết hợp với hình quả trám, tam giác, tròn, xoáy đơn, xoáy kép, răng cưa, đường cong, đường lượn sóng; bên trong là các hình ngôi sao, hoa bí, hoa tỏi, hoa mận, hoa đào, cánh bướm, lá ngải cứu, búp tre, lưỡi câu, con ốc, sừng dê... 

Những họa tiết này đều có màu sắc tươi sáng. Phụ nữ Mông kết hợp cả 3 biện pháp kỹ thuật: thêu, vẽ, chắp vải tạo nên những trang trí đẹp trên nền y phục. Ngoài ra, họ còn sử dụng biện pháp kỹ thuật ghép hạt cườm nhựa, bạc… lên trang phục. 

Bà Vàng Thị Sô ở xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải cho biết: "Người Mông từ xa xưa chỉ dùng vải lanh dệt vải vì có độ bền cao, mát vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông. Hàng năm, cứ đến tháng 3, tháng 4 là bắt đầu gieo trồng cây lanh và đến tháng 7, tháng 8 mới được thu hoạch rồi trải qua nhiều công đoạn để dệt nên những tấm vải bền đẹp. Có những bộ trang phục phải mất 2 đến 3 năm mới làm xong. Vì vậy, trang phục của phụ nữ Mông cũng được coi như tài sản trong nhà”. Ngày nay, trang phục của phụ nữ Mông vẫn giữ khá nguyên vẹn bản sắc văn hóa dân tộc. 

Nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa và sản phẩm du lịch, Yên Bái tổ chức sự kiện "Giới thiệu sắc màu văn hóa dân tộc Mông” từ 18 - 19/5 tại khu vực vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ, hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Hãy đến với sự kiện để trải nghiệm cuộc sống của đồng bào Mông! 

Thu Hiền 

Tags Yên Bái Mù Cang Chải phụ nữ Mông trang phục

Các tin khác
Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Lễ rước Mẫu sang sông trong Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên.

Việc bảo tồn và khai thác hiệu quả giá trị văn hoá bản địa đã trở thành một xu hướng quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững. Với sự đa dạng về văn hóa bản địa, Yên Bái không chỉ thu hút du khách, bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn là một điểm đến lý tưởng để khám phá và trải nghiệm văn hóa độc đáo của địa phương.

Độc giả nhỏ tuổi lựa chọn các ấn phẩm tại Phố sách Hà Nội.

Hôm nay (21-4), đánh dấu 10 năm nước ta tổ chức Ngày Sách Việt Nam (2014-2024) và sau này được nâng tầm lên là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (từ năm 2022).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục