Công bố di tích quốc gia đặc biệt Đường Trường Sơn tại Bình Phước

  • Cập nhật: Thứ bảy, 11/5/2019 | 9:18:00 AM

Đây là đoạn cuối Đường Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh, là nơi ghi dấu những chiến công và sự hy sinh xương máu của các lực lượng Đoàn 559-Bộ đội Trường Sơn, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến...

Đại diện địa phương nhận bảng xếp hạng di tích.
Đại diện địa phương nhận bảng xếp hạng di tích.

Tối 10/5, tại thành phố Đồng Xoài, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước tổ chức công bố quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Đường Trường Sơn-Con đường Hồ Chí Minh huyền thoại.

Tại lễ công bố, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước Nguyễn Tiến Dũng đã ôn lại lịch sử hào hùng trên con đường Trường Sơn huyền thoại.

Trải qua 16 năm chiến đấu anh dũng trên tuyến đường mang tên Bác, lực lượng cầu đường với bốn sư đoàn công binh, 10.000 thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến đã kiên cường bám trụ, giành giật từng thước đường.

"Máu có thể đổ, nhưng đường không thể tắc,” Bộ đội Công binh Trường Sơn đã làm nên hệ thống giao thông vĩ đại gồm năm trục dọc, 21 trục ngang với gần 17.000km đường xe cơ giới.

Bên cạnh đó, lực lượng vận tải với hai sư đoàn ôtô cơ động xứng đáng với danh hiệu "gan vàng dạ ngọc” "còn người còn xe, còn hàng,” đã vận chuyển hơn 1 triệu tấn vũ khí, đạn dược, lương thực chi viện cho các hướng chiến trường; từ năm 1973 đến đầu năm 1975 đã chở bằng cơ giới 400.000 quân và tổ chức hành quân 25 đoàn binh khí kỹ thuật vào chiến trường, cơ động bằng xe cơ giới 10 lượt sư đoàn quân chủ lực tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng năm 1975.

Với ý nghĩa và vai trò to lớn của đường Trường Sơn, ngày 24/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1820/QĐ-TTg công nhận Di tích điểm cuối đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh (Km1.200) thuộc địa phận thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, là di tích quốc gia đặc biệt trong hệ thống di tích lịch sử đường Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh.

Di tích lịch sử Ngã ba Chơn Thành (nay là Ngã tư Chơn Thành)-Km1.200-Đường Hồ Chí Minh-Chơn Thành thuộc địa phận thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành (tỉnh Bình Phước), cách trung tâm thành phố Đồng Xoài khoảng 35km, cách thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương) 55km, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 80km.

Đây là đoạn cuối Đường Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh, là nơi ghi dấu những chiến công và sự hy sinh xương máu của các lực lượng Đoàn 559-Bộ đội Trường Sơn, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến... đã không ngại gian khổ hy sinh, bền chí bền lòng mở đường thông tuyến, tăng cường chi viện cho chiến trường miền Nam những năm 1973-1975.

Cuộc tổng tiến công mùa Xuân năm 1975 kết thúc thắng lợi bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh là đỉnh cao nghệ thuật quân sự Việt Nam; trong đó có đóng góp xứng đáng của các lực lượng Bộ đội Trường Sơn đã góp sức lực, trí tuệ, xương máu của mình cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện nguyện ước mở tuyến đường chiến lược Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh. Đây là tuyến đường huyết mạch đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chi viện của hậu phương lớn miền Bắc cho tuyền tuyến lớn miền Nam để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Đường Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh là biểu thị của ý chí sắt đá, ý chí quyết chiến quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; thể hiện sự sáng tạo độc đáo về chiến lược, biểu tượng sáng ngời của nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Trước đây, đường Trường Sơn là biểu hiện sinh động của khát vọng cháy bỏng về một nền độc lập tự do, thống nhất Tổ quốc của dân tộc Việt Nam. Ngày nay đường Trường Sơn đang được Đảng, Nhà nước đầu tư rất lớn, là công trình xuyên suốt chiều dài đất nước - con đường khơi dậy tiềm năng phát triển kinh tế-xã hội.

Đường Trường Sơn đã và đang tạo điều kiện đưa kinh tế đất nước phát triển bền vững, đảm bảo an sinh xã hội ở các vùng sâu, vùng xa dọc theo tuyến đường Trường Sơn, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng.
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục