Đường Trường Sơn được công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/5/2019 | 2:54:49 PM

Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đối với đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh.

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy trao bằng xếp hạng Di tích cấp quốc gia đặc biệt Đường Trường Sơn cho UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy trao bằng xếp hạng Di tích cấp quốc gia đặc biệt Đường Trường Sơn cho UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tối 15-5, tại quảng trường huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên-Huế), Bộ VH-TT&DL cùng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh và bế mạc Liên hoan tuyên truyền lưu động với chủ đề "Trường Sơn - Con đường huyền thoại".

Trước đó, vào ngày 24-12-2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đường Trường Sơn-đường Hồ Chí Minh qua các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Kon Tum và Bình Phước. Trong đó, đoạn qua tỉnh Thừa Thiên-Huế gồm ngã ba đầu đường 72 với đường 14B và địa điểm Bốt Đỏ, ngã ba đầu đường 73-đường 14B đều thuộc huyện A Lưới.

Được biết, ngày 19-5-1959, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở tuyến vận tải chi viện chiến lược Trường Sơn-đường Hồ Chi Minh xuất phát từ yêu cầu tăng viện cho miền Nam đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Từ năm 1959 đến 1975, đường Trường Sơn được xây dựng thành một mạng lưới giao thông liên hoàn, vững chắc xuyên qua lãnh thổ 3 nước Việt Nam, Campuchia và Lào với 5 trục đường dọc, 21 trục đường ngang, chiều dài 20.000 km đường ô tô, 3.000 km đường gùi thồ hàng bằng xe đạp, voi, ngựa và người, 500 km đường sông, 1.445 km đường ống xăng dầu.

(Theo NLĐO)

Các tin khác
Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh lực lượng làm công tác thông tin đối ngoại; tạo động lực, khuyến khích các tập thể, cá nhân tích cực tham gia tuyên truyền thông tin đối ngoại thông qua các tác phẩm, sản phẩm mang hình ảnh đất nước, con người, văn hóa, trí tuệ Việt Nam đến với thế giới, cũng như đưa thế giới đến với Việt Nam.

Thổi kèn đưa dâu trong đám cưới người Dao đỏ.

"Đừng thấy nhiều hoa mà phân tâm, đừng thấy nhiều bướm mà phản ý, hoa đẹp cũng chỉ hái một bông, bướm xinh cũng chỉ ghép một cặp". Tiếng kèn của người Dao đỏ ở xã Tân Phượng, huyện Lục Yên là niềm vui, niềm hạnh phúc lứa đôi nên chỉ sử dụng trong lễ cưới xin và lễ cấp sắc mà không sử dụng trong các lễ hội, ma chay như nhiều dân tộc khác.

Lễ mừng cơm mới đã thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và trở thành sự kiện du lịch hằng năm.

Ở Yên Bái, người Mông có dân số khoảng trên 110.000 người, đứng thứ tư về số dân trong tỉnh gồm 4 nhóm chính là: Mông Hoa, Mông Đen, Mông Trắng và Mông Si. Trong đó, người Mông Hoa và Mông Si chiếm đa số và đều cư trú chủ yếu tập trung trên các triền núi cao ở huyện vùng cao Mù Cang Chải, Trạm Tấu và các xã vùng cao huyện Văn Chấn, Văn Yên.

Các đội bóng chuyền tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Trấn Yên hăng hái tham gia Giải bóng chuyền do huyện tổ chức dịp đầu tháng 3, chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện (15/3/1947 - 15/3/2024), kỷ niệm 78 năm Ngày thể thao Việt Nam 27/3.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên chú trọng công tác tuyên truyền, phát động Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa với nhiều hoạt động cụ thể, nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục