Nét đẹp trang phục người Dao đỏ Lục Yên

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/5/2019 | 8:18:56 AM

YênBái - Trang phục truyền thống của người Dao đỏ gồm: khăn đội đầu, khăn quàng cổ, áo, quần, yếm, thắt lưng. Trên nền quần áo màu đen, người Dao đỏ sử dụng 4 màu chủ đạo là: đỏ, vàng, xanh và trắng để trang trí cho bộ trang phục.

Phụ nữ Dao đỏ trong trang phục truyền thống.
Phụ nữ Dao đỏ trong trang phục truyền thống.

Hòa vào bức tranh lộng lẫy đầy sức sống của thiên nhiên, núi rừng Lục Yên là những bộ quần áo đầy màu sắc của các chàng trai, cô gái dân tộc Dao đỏ. Trang phục của người Dao đỏ ở Lục Yên cũng như các dân tộc khác luôn có những nét độc đáo.

Những cô gái ở độ tuổi 14, 15 đã được bà, mẹ truyền dạy cho cách kéo sợi, dệt vải, may vá, thêu thùa. Chị Trịnh Thị Mơ ở thôn Khe Pháo, xã Tân Phượng cho biết: "Từ nhỏ, tôi đã thấy các bà, các mẹ thêu dệt những chiếc váy đẹp, đầy màu sắc. Khi lớn lên, tôi cũng được dạy cách thêu những chiếc váy, chiếc áo của dân tộc mình. Chắc chắn sau này, tôi cũng sẽ truyền dạy lại cho con cháu mình để không mất đi nét đẹp truyền thống từ những bộ trang phục”.

Trang phục truyền thống của người Dao đỏ gồm: khăn đội đầu, khăn quàng cổ, áo, quần, yếm, thắt lưng. Trên nền quần áo màu đen, người Dao đỏ sử dụng 4 màu chủ đạo là: đỏ, vàng, xanh và trắng để trang trí cho bộ trang phục. 

Cả nam, nữ và trẻ em người Dao nơi đây đều thích đeo trang sức như vòng cổ, vòng tay bởi ngoài việc làm đẹp còn mang giá trị tín ngưỡng sâu sắc. Nam giới dân tộc Dao đỏ mặc hai áo là ngắn và dài, hoa văn trên áo ngắn tập trung chủ yếu ở phần ngực, cổ và lưng áo để khi mặc áo dài trùm bên ngoài. 

Hoa văn được trang trí trên ngực áo ngắn là cách đính cúc hoa bạc theo chiều dọc ở giữa áo, áo ngắn mặc trong, áo dài mặc ngoài, hàng hoa bạc giữa hai hàng quả bông len đỏ. Khi mặc, các hoa văn được kết hợp rất hài hòa, đẹp mắt. 

Ông Triệu Văn Lý - Chủ tịch UBND xã Tân Phượng cho biết: "Địa bàn xã có trên 90% là đồng bào Dao đỏ, việc giữ gìn trang phục truyền thống luôn được chúng tôi và bà con quan tâm, những ngày lễ, tết, ngày có sự kiện lớn như đám cưới, tiệc vui hay có khách quý đến nhà thì bà con sẽ mặc những bộ quần áo đẹp, lộng lẫy đầy màu sắc. Còn trong lao động hàng ngày, bà con vẫn có những bộ trang phục riêng mang đậm bản sắc dân tộc. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con nhân dân trên địa bàn giữ gìn nghề dệt truyền thống, giữ nguyên nét đẹp trong trang phục từ ngàn đời để lại.”

Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có những phong tục tập quán và từng loại trang phục riêng. Những thế hệ người Dao đỏ trên địa bàn huyện Lục Yên vẫn truyền dạy cho con cháu cách thêu dệt, may vá tạo nên những bộ trang phục đẹp mang nét đặc trưng, độc đáo riêng của dân tộc mình để tô điểm thêm vào bức tranh thiên nhiên vùng cao. 

Tuy nhiên, việc truyền dạy, tiếp nối cho thế hệ trẻ biết giữ gìn, phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc cần có sự quan tâm vào cuộc của chính quyền địa phương và cả cộng đồng. 

Anh Dũng

Tags Lục Yên trang phục Dao đỏ may thêu

Các tin khác

Sáng 20/4, tại Trường THPT Nguyễn Huệ, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái tổ chức hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 và Tọa đàm “Ứng dụng công nghệ số, công nghệ AI để nâng cao hiệu quả đọc sách và học tập”.

Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống tại lễ kỷ niệm 1085 năm vua Ngô Quyền định đô tại Cổ Loa.

Tối 19/4, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1085 năm Ngô Quyền xưng vương, định đô tại Cổ Loa (939 - 2024).

Cổng chính vào Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Tối 17/4, tại sân khấu Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hội tụ non sông”, chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Chương trình nghệ thuật sử thi

Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục