Các địa phương sẽ được quyền cấp phép các cuộc thi sắc đẹp cấp toàn quốc?

  • Cập nhật: Thứ năm, 12/9/2019 | 4:44:43 PM

Tinh thần của dự thảo Nghị định mới về hoạt động nghệ thuật biểu diễn là phân cấp quản lý cho các địa thương. Theo đó, các cuộc thi sắc đẹp cấp toàn quốc cho đến cấp ngành đều do địa phương cấp phép. Điều này có thực sự cần thiết?

Giây phút đăng quang của Hoa hậu Lương Thuỳ Linh trong chung kết Thế giới Việt Nam vừa diễn ra mới đây.
Giây phút đăng quang của Hoa hậu Lương Thuỳ Linh trong chung kết Thế giới Việt Nam vừa diễn ra mới đây.

Địa phương cấp phép tất cả các cuộc thi sắc đẹp lớn nhỏ?

Mới đây, tổ soạn thảo dự thảo Nghị định mới về hoạt động nghệ thuật biểu diễn đã có buổi làm việc với ông Tạ Quang Đông - Thứ trưởng Bộ VHTT&DL sau một thời gian nghiên cứu, sửa đổi, xây dựng.

Theo NSND Nguyễn Quang Vinh - Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, dự thảo Nghị định mới được xây dựng trên cơ sở các Nghị định 79 và Nghị định 15 đã ban hành trước đây.

Tinh thần của dự thảo Nghị định mới là hướng tới đơn giản hóa, giảm bớt thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân và các thành viên khác trong xã hội khi tham gia hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

Các địa phương sẽ được quyền cấp phép các cuộc thi sắc đẹp cấp toàn quốc? - 1Nhấn để phóng to ảnh
Giây phút đăng quang của Hoa hậu Lương Thuỳ Linh trong chung kết Thế giới Việt Nam vừa diễn ra mới đây. 

Cụ thể, nếu trước đây, các cuộc thi nhan sắc, người đẹp... quốc tế được tổ chức tại Việt Nam sẽ do Bộ VHTT&DL cấp phép; Các cuộc thi nhan sắc, người đẹp… cấp toàn quốc sẽ do Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép; Các cuộc thi nhan sắc, người đẹp ở các địa phương do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp phép… thì nay Bộ VHTT&DL sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể từng năm để xem xét, quyết định và không quy định cụ thể về số lượng.

Đặc biệt, dự thảo Nghị định lần này cũng đã đưa ra quy định rất mở theo hướng phân cấp mạnh về cho địa phương quản lý, cấp phép. Theo đó, các cuộc thi sắc đẹp trong nước, bất kể là toàn quốc hay cấp tỉnh, vùng, ngành, lĩnh vực sẽ do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tình hình cụ thể từng năm để xem xét, quyết định nhưng tổng số mỗi năm không quá 1 cuộc tại mỗi địa phương.

NSND Nguyễn Quang Vinh cũng cho biết thêm rằng, tinh thần của dự thảo Nghị định mới thì tới đây đơn vị tổ chức các cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, Hoa hậu Thế giới Việt Nam… sẽ không phải gửi Đề án cuộc thi về Bộ VHTT&DL thẩm định và xin cấp giấy phép như trước đây mà gửi hồ sơ đến địa phương đăng cai tổ chức đêm Chung kết cuộc thi để được xem xét.

Tất nhiên, phân cấp cho địa phương không có nghĩa là Bộ VHTT&DL sẽ "bỏ trắng” mà sẽ thường xuyên tiến hành kiểm tra quá trình xem xét, cấp phép hồ sơ của các địa phương, nhất là khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm.

Cụ thể, dự thảo Nghị định mới cũng quy định rất rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước khi để xảy ra những sai phạm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn cũng như tổ chức thi người đẹp, người mẫu. Cục Nghệ thuật biểu diễn có trách nhiệm yêu cầu tạm dừng hoạt động tổ chức thi người đẹp, người mẫu bằng văn bản khi doanh nghiệp vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau: Vi phạm điều kiện tổ chức thi người đẹp, người mẫu; Vi phạm về trách nhiệm khi tổ chức thi người đẹp, người mẫu theo quy định của Nghị định; Thí sinh trong cuộc thi có hành vi vi phạm quy định…

Để xử lý những vi phạm trong các cuộc thi sắc đẹp, dự thảo cũng đưa ra yêu cầu thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức thi người đẹp, người mẫu trong các trường hợp như: Vi phạm quy định của Nghị định, Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận… Về thẩm quyền thu hồi, Cục Nghệ thuật biểu diễn là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức thi người đẹp, người mẫu.

Sẽ không còn hiện tượng thi chui?

Liên quan đến việc cấp phép cho các người đẹp, người mẫu, thí sinh tự do… tham gia các cuộc thi sắc đẹp ở nước ngoài, đại diện Cục Nghệ thuật biểu diễn từng trả lời rằng, dự thảo Nghị định mới được xây dựng theo hướng trả lại quyền tự do cho người dân để họ chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Nghĩa là hướng tới bỏ điều kiện không cần điều kiện về danh hiệu Top 3, Top 5 hay Top 10 mới được cấp phép tham dự các cuộc thi sắc đẹp ở phạm vi ngoài lãnh thổ. Như thế đồng nghĩa với việc công dân có điều kiện theo yêu cầu cuộc thi được phép tham gia.

Tuy nhiên, nói là thông thoáng hơn nhưng không có nghĩa thích là xách va li lên đường mà cần tuân thủ các quy định cụ thể.

Đối với hiện tượng thí sinh tham gia một số cuộc thi ở nước ngoài để lấy mác giải thưởng hòng quay về nước làm hình ảnh và kiếm tiền, các nhà quản lý và nhà hoạt động trong lĩnh vực biểu diễn cho rằng những giá trị ảo, không phù hợp sẽ bị dư luận xã hội đào thải.

Nhà báo Dương Kỳ Anh - "cha đẻ” của Hoa hậu Việt Nam cho rằng, không nên phân cấp các cuộc thi sắc đẹp có quy mô quốc gia cho các địa phương cấp phép và giám sát. Thứ nhất, các cuộc thi cấp quốc gia không tổ chức cố định ở một địa phương mà sẽ tổ chức ở nhiều địa phương khác nhau. Và như vậy thì không thể mỗi lần tổ chức ở một địa phương lại phải làm thủ tục xin cấp phép. Thứ hai, nếu chỉ cần được cấp phép bởi địa phương tổ chức vòng Chung kết thì việc giám sát khâu tổ chức các vòng thi: Sơ khảo, Chung khảo, Bán kết…. ở các địa phương sẽ dễ bị lỏng lẻo.

Bà Phạm Kim Dung - đơn vị vừa tổ chức Hoa hậu Thế giới Việt Nam và nhiều năm tổ chức Hoa hậu Việt Nam cho rằng, Bộ VHTT&DL vẫn nên giữa vai trò cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất về thẩm định đề án và cấp giấy phép tổng đối với các cuộc thi sắc đẹp cấp toàn quốc. Sau đó, Bộ sẽ chỉ đạo cho các Sở Văn hoá – Thể thao/Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch địa phương cấp giấy phép và giám sát kịch bản các vòng thi. Có làm như thế mới tránh được việc các địa phương chồng chéo trong việc cấp phép các cuộc thi sắc đẹp cấp toàn quốc hoặc các tổ chức tìm cách lách luật dưới nhiều dạng thức khác nhau.

Về việc cấp phép cho các người đẹp có danh hiệu ra nước ngoài tham gia các cuộc thi sắc đẹp, nhà báo Dương Kỳ Anh cho rằng, nên giữ nguyên quy định trước đây. Nghĩa là Cục Nghệ thuật biểu diễn vẫn giữ vai trò cấp phép cho các người đẹp có danh hiệu đại diện cho Việt Nam tham gia các cuộc thi sắc đẹp tầm cỡ quốc tế, có uy tín như: Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Quốc tế, Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Hoà bình Quốc tế, Hoa hậu Trái đất, Hoa hậu Siêu quốc gia…

Còn các người đẹp tự do tức là người đẹp chưa có danh hiệu thì không cần phải được cấp phép mới có thể "mang chuông đi đánh xứ người”. Chỉ có điều, việc tham gia các cuộc thi sắc đẹp của những người đẹp này chỉ mang tư cách cá nhân chứ không phải đại diện cho quốc gia. Nếu cá nhân nào sai phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Nhà báo Dương Kỳ Anh cũng tâm sự rằng, thời gian gần đây, việc loạn danh hiệu rộ lên khiến cho giá trị của danh hiệu bị đảo lộn. Nhiều hoa hậu, á hậu bước ra từ những cuộc thi sắc đẹp cấp quốc gia, có quy tín… cũng bị "cào bằng” như hoa hậu, á hậu "ao làng”. Lỗi lớn của việc này chính là sự tung hô quá đà của một bộ phận công chúng, mạng xã hội và phương tiện truyền thông. Bởi lẽ đó, dự thảo Nghị định mới cũng nên có các quy định chặt chẽ trong việc giám sát sự việc này.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác
Những chiếc đèn Trung thu khổng lồ tràn ngập đường phố Tuyên Quang.

Những chiếc đèn Trung thu khổng lồ đã trở thành "đặc sản" của người dân thành phố Tuyên Quang hàng chục năm nay.

Với những thành tích ấn tượng tại các cuộc thi nhan sắc uy tín trong nước, người đẹp Thu Hiền vừa chính thức được cử là đại diện Việt Nam tham gia cuộc thi Miss Asia Pacific International 2019.

4

Trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2019 sẽ được truyền hình trực tiếp vào lúc 8 giờ ngày 15-9 trên kênh VTV3, với sự tham gia của 4 nhà leo núi là các thì sinh đến từ Nghệ An, Khánh Hòa, Đắk Lắk và Cần Thơ.

Phim truyền hình ấn tượng thuộc về

Trang trọng, ấn tượng và mới mẻ là những cảm nhận mà Lễ trao giải VTV Awards 2019 mang đến cho khán giả cũng như các khách mời tham dự chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục