YênBái - Huyện Mù Cang Chải có trên 91% đồng bào dân tộc Mông. Cũng như các dân tộc khác, dân tộc Mông có một kho tàng văn hóa đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mông đang dần bị mai một.
Để tiếp tục gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, huyện Mù Cang Chải đã và đang chú trọng khôi phục, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Mông trên địa bàn bằng nhiều giải pháp cụ thể và thiết thực.
Huyện đã xây dựng Đề án "Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông giai đoạn 2013 - 2015 tầm nhìn đến năm 2020". Qua đó, huyện tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành tuyên truyền về tầm quan trọng của Đề án đến người dân và đông đảo cán bộ đảng viên, học sinh; chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng các đội văn nghệ xung kích, phục dựng lại các lễ hội, các làn điệu dân ca, nghề rèn đúc, thêu, dệt, thổ cẩm, đan lát truyền thống….; đặc biệt, trong các dịp lễ hội thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu, các hội thi truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Đồng thời, huyện cũng tăng cường tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc; phát huy vai trò của hội nghệ nhân dân gian các xã, thị trấn, người có uy tín trong cộng đồng; tăng cường hoạt động của đội tuyên truyền văn hóa lưu động…
Hiện nay, trên địa bàn huyện đa số người Mông giữ được tiếng nói của dân tộc. Tuy nhiên, lớp trẻ là con em dân tộc Mông ra ngoài đi học, đi làm rất ít sử dụng và một bộ phận nhỏ con em không biết tiếng nói của dân tộc mình.
Bên cạnh đó, các loại hình nghệ thuật như các làn điệu dân ca, điệu múa, các câu chuyện cổ tích về đời sống sinh hoạt của dân tộc Mông cũng bị mai một; một bộ phận giới trẻ không hứng thú với loại hình nghệ thuật dân gian…
Từ thực tế này, huyện Mù Cang Chải tiếp tục mở các lớp dạy viết chữ Mông; khôi phục, chế tác các nhạc cụ truyền thống như khèn, đàn tròn (nhị); truyền dạy hát, múa các làn điệu dân ca cho lớp trẻ; vận động các gia đình người Mông cải tạo, giữ gìn nhà cổ truyền thống; xây dựng các làng nghề truyền thống... Các hoạt động này ngày càng được người dân tham gia, hưởng ứng, góp phần quan trọng trong gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.
A Lù
Tags
Mù Cang Chải
tăng cường
gìn giữ
bản sắc
văn hóa
dân tộc Mông
Đánh quay theo tiếng Tày ở Lục Yên, còn gọi là “tức khang”, là trò chơi dân gian khá phổ biến dành cho mọi người, nhất là chị em phụ nữ trong những ngày hội, lễ tết. Mặc dù có nhiều thay đổi song trò chơi này vẫn luôn được duy trì và trở thành nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của địa phương.
Liên hoan phim quốc tế Singapore 2019 đã khai mạc với sự góp mặt của hơn 90 bộ phim đến từ 40 nước trong khu vực, diễn ra từ ngày 21/11 đến 1/12.
Các hoạt động văn hóa chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam nhằm bảo tồn các giá trị di sản, thúc đẩy phát triển du lịch.
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở (PTDTNT THCS) huyện Mù Cang Chải trong những năm gần đây không chỉ chú trọng vào việc dạy con chữ cho học sinh mà còn trực tiếp giảng dạy cho các em về lịch sử, văn hóa, tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm về văn hóa, văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của các dân tộc trên địa bàn, nhất là dân tộc Mông.