Mù Cang Chải tăng cường gìn giữ bản sắc văn hóa Mông

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/11/2019 | 1:55:13 PM

YênBái - Huyện Mù Cang Chải có trên 91% đồng bào dân tộc Mông. Cũng như các dân tộc khác, dân tộc Mông có một kho tàng văn hóa đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mông đang dần bị mai một.

Để tiếp tục gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, huyện Mù Cang Chải đã và đang chú trọng khôi phục, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Mông trên địa bàn bằng nhiều giải pháp cụ thể và thiết thực.

Huyện đã xây dựng Đề án "Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mông giai đoạn 2013 - 2015 tầm nhìn đến năm 2020". Qua đó, huyện tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành tuyên truyền về tầm quan trọng của Đề án đến người dân và đông đảo cán bộ đảng viên, học sinh; chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng các đội văn nghệ xung kích, phục dựng lại các lễ hội, các làn điệu dân ca, nghề rèn đúc, thêu, dệt, thổ cẩm, đan lát truyền thống….; đặc biệt, trong các dịp lễ hội thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu, các hội thi truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. 

Đồng thời, huyện cũng tăng cường tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc; phát huy vai trò của hội nghệ nhân dân gian các xã, thị trấn, người có uy tín trong cộng đồng; tăng cường hoạt động của đội tuyên truyền văn hóa lưu động…

Hiện nay, trên địa bàn huyện đa số người Mông giữ được tiếng nói của dân tộc. Tuy nhiên, lớp trẻ là con em dân tộc Mông ra ngoài đi học, đi làm rất ít sử dụng và một bộ phận nhỏ con em không biết tiếng nói của dân tộc mình. 

Bên cạnh đó, các loại hình nghệ thuật như các làn điệu dân ca, điệu múa, các câu chuyện cổ tích về đời sống sinh hoạt của dân tộc Mông cũng bị mai một; một bộ phận giới trẻ không hứng thú với loại hình nghệ thuật dân gian… 

Từ thực tế này, huyện Mù Cang Chải tiếp tục mở các lớp dạy viết chữ Mông; khôi phục, chế tác các nhạc cụ truyền thống như khèn, đàn tròn (nhị); truyền dạy hát, múa các làn điệu dân ca cho lớp trẻ; vận động các gia đình người Mông cải tạo, giữ gìn nhà cổ truyền thống; xây dựng các làng nghề truyền thống... Các hoạt động này ngày càng được người dân tham gia, hưởng ứng, góp phần quan trọng trong gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.
A Lù

Tags Mù Cang Chải tăng cường gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Mông

Các tin khác
Các mẫu tem trong bộ tem

Ngày 26-4-2024, Bộ Thông tin- Truyền thông sẽ phát hành bộ tem chủ đề “Hà Nội 12 mùa hoa”.

Hồ Thác Bà (Ảnh minh họa)

Nhằm lựa chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật phản ánh về vùng đất, con người Yên Bình trên chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, huyện Yên Bình phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Yên Bình đổi mới, phát triển, hội nhập”.

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục