Độc đáo tục nhảy lửa của người Dao đỏ Viễn Sơn

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/1/2020 | 7:57:43 AM

YênBái - Tục nhảy lửa là hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần mang tính tâm linh độc đáo không thể thiếu trong dịp đầu năm mới của đồng bào Dao đỏ.

Tục nhảy lửa của người Dao đỏ xã Viễn Sơn là hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần mang tính tâm linh độc đáo.
Tục nhảy lửa của người Dao đỏ xã Viễn Sơn là hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần mang tính tâm linh độc đáo.

Cũng như các dân tộc thiểu số khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, dân tộc Dao ở xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái có đời sống văn hóa vô cùng phong phú và giàu bản sắc.

Một trong những nghi lễ quan trọng của đồng bào mang ý nghĩa sâu sắc, giáo dục lòng can đảm của con người, giúp họ vượt qua khó khăn, thử thách, hướng đến cái thiện và những việc làm tốt đẹp cho bản thân, cộng đồng và xã hội là tục nhảy lửa - một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần mang tính tâm linh độc đáo không thể thiếu trong dịp đầu năm mới của đồng bào Dao đỏ.

Tục nhảy lửa của người Dao đỏ (gọi theo tiếng Dao là Pút tồng daao siin). Theo các cụ cao niên thì tục nhảy lửa ra đời nhằm để tiêu diệt những loài vật không đem lại may mắn và cầu tài, cầu lộc, cầu may mắn cho gia đình, buôn làng trong năm mới. 

Ở xã Viễn Sơn, tục nhảy lửa của người Dao đỏ vẫn tồn tại trong đời sống của đồng bào một cách phổ biến. Trong quan niệm của họ, lửa mang lại sự ấm áp, mừng cho một vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc, đồng thời mang ý nghĩa cầu thần linh phù hộ cho an khang thịnh vượng, xua đuổi tà ma, bệnh tật. 

Trong phần nghi lễ của người Dao đỏ thì vật phẩm dâng cúng không thể thiếu các loại như: cơm, gạo, rượu, gà luộc, nước suối, đèn hoặc nến, tiền vàng làm bằng giấy bản và một túi vải màu trắng buộc nơ đỏ bên trong có hai hào bạc trắng và một nắm gạo - đây là một lễ vật quan trọng vì theo quan niệm của người Dao đỏ, nếu không có lễ vật này thì thần linh sẽ không về dự lễ nhảy lửa. 

Vào giờ tốt đã được chọn, ông chủ đình cũng được coi là thầy mo của buổi lễ thay mặt dân làng làm lễ xin phép tổ tiên, xin phép thần lửa, thần nước phù hộ cho mọi người, nhờ thần linh bảo vệ cho những người nhảy lửa không bị ngọn lửa thiêu cháy. 

Đối với tục nhảy lửa thì không phải ai cũng có thể tham gia được bởi người đàn ông tham gia nhảy lửa phải là người có đồng (nhập đồng) bởi nếu người nhảy không có đồng thì sẽ gặp phải nguy hiểm. Khi đống lửa cháy to và bắt đầu có than thì vị chủ đình sẽ khấn để nhập đồng. 

Vị chủ đình sẽ là người đầu tiên nhảy vào đống than, rồi sau đó khấn liên hồi, tay trái vãi gạo vào các chàng trai đang ngồi hầu lễ, tay phải gõ hai quẻ vào nhau tạo nên âm thanh càng lúc càng gấp gáp. Khi các thầy bậc trên về ủng hộ nhập đồng vào những người tham gia nhảy lửa thì người họ dần dần lắc lư càng lúc càng mạnh, họ thấy trong người càng ngày càng lạnh run lên và những hơi ấm của đống lửa thôi thúc họ đứng lên. 

Thời điểm này báo hiệu họ sắp có sức mạnh, sự dũng cảm để nhảy vào than hồng đang ở độ rực nhất, nóng nhất. Những người đàn ông Dao đỏ với đôi chân trần, trong phút thăng hoa xuất thần họ bắt đầu bật lên, cúi người nhảy lò cò quanh đống lửa khoảng hai vòng và hô to để làm thủ tục. 

Tiếp đó, từng người một đi chân trần nhảy vào đống than hồng đang cháy rực, rồi dùng tay không để hất than nóng lên không trung và bắt đầu tắm lửa với các động tác hết sức nhanh gọn, thể hiện sức mạnh, sự nhanh nhẹn và khéo léo của mình. Vũ điệu lửa càng lúc càng cuốn hút người xem bởi không khí linh thiêng, huyền bí. 

Một điều kỳ lạ là dù không có bất cứ một vật dụng nào để lót cho đôi chân trần thế nhưng chẳng ai bị bỏng hay cháy quần áo, đôi mắt lại rực sáng, đôi má hây hây đỏ trong ánh lửa bập bùng. 

Một số thanh niên ở xã Đại Sơn đủ điều kiện tham gia tục nhảy lửa chia sẻ khi nhảy qua than hồng họ không thấy nóng vì như được tiếp sức bởi một nguồn năng lượng nào đó. Họ rất vui khi mình là người dũng cảm nhảy qua đống lửa mà không bị bỏng. 

Ông Bàn Phúc Hín - Chủ tịch UBND xã Viễn Sơn cho biết: "Nghi lễ nhảy lửa không chỉ là minh chứng cho sức mạnh, lòng dũng cảm của các chàng trai người Dao Đỏ mà còn là hoạt động văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa tinh thần rất riêng của đồng bào nơi đây. Ngày nay, các bản làng người Dao đỏ ở xã Viễn Sơn vẫn thường tổ chức nghi lễ nhảy lửa vào dịp đầu năm với đầy đủ nghi thức truyền thống để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo là rất cần thiết. Phong tục này không chỉ truyền dạy cho thế hệ trẻ cách xua tan nỗi sợ hãi và hun đúc tinh thần mạnh mẽ, dũng cảm mà còn là nét đẹp văn hóa hấp dẫn thu hút du khách đến với vùng đất quế Văn Yên”.

Thanh Chi 

Tags Viễn Sơn Dao đỏ nhảy lửa

Các tin khác
Tỉnh đoàn Yên Bái trao quà các lưu học sinh Lào đang học tập tại Yên Bái.

Trường Cao đẳng Yên Bái, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Hội Văn nghệ Trường Sơn tỉnh, Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh vừa tổ chức Chương trình giao lưu văn nghệ Việt - Lào và ra mắt Câu lạc bộ “Kết nối thế hệ”.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam thông tin tại chương trình

Chương trình Nghệ thuật tại Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng có sự tham gia, trình diễn của các nghệ sĩ, ca sỹ nổi tiếng hàng đầu Việt Nam và thành phố. Dự kiến gồm NSND Thanh Lam, Thu Phương, Tùng Dương, NSND Khánh Hòa, Phương Linh, Phạm Thu Hà, Isacc, Hòa Minzy, Erik, cùng gần 1.000 nghệ sỹ, diễn viên...

Một tiết mục văn nghệ biểu diễn tại thôn Nà Khà, xã Minh Xuân.

Thiết thực kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế lao động và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), từ ngày 22 đến 26/4, Trung tâm Văn hóa tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện Lục Yên tổ chức tuyên truyền lưu động tại các xã Khánh Thiện, Minh Xuân, Khánh Hòa, Phúc Lợi và thị trấn Yên Thế huyện Lục Yên.

Các mẫu tem trong bộ tem

Ngày 26-4-2024, Bộ Thông tin- Truyền thông sẽ phát hành bộ tem chủ đề “Hà Nội 12 mùa hoa”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục