Tục cúng tết của người Mông

  • Cập nhật: Chủ nhật, 26/1/2020 | 10:17:34 AM

Sau thủ tục cúng, các thành viên trong gia đình và khách mời dự tiệc ngồi quây quần vào mâm cỗ, tay nâng nhẹ ly rượu nồng ấm, môi chúc phúc nhau. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, người Mông không mong gì hơn ngoài những điều tốt đẹp sẽ đến với mọi người.

"Naox tsaz 30” - "ăn tết 30” tức thờ cúng tổ tiên vào cuối năm là nghi lễ thiêng liêng nhất trong năm đối với người Mông.

Chiều 30/12 (âm lịch) hàng năm, công việc tổ chức Tết sẽ được người Mông tiến hành. Chủ nhà tay cầm chiếc chổi tre mới làm, lá còn tươi nguyên quét lên trên trần nhà, vừa quét vừa nói: "Năm cũ qua đi, năm mới đến, tôi không quét vàng bạc, lúa ngô, trâu bò, lợn gà… Tôi quét mọi rủi ro, bệnh dịch, sự đen đủi… theo mặt trăng, mặt trời đi khuất núi! Năm mới, gia đình luôn dồi dào sức khỏe, vàng bạc đầy hòm, trâu bò đầy chuồng, lúa ngô xanh tốt, bình an, hạnh phúc…”.

Quét xong bột hóng, chủ nhà tiếp tục quét nhà, khơi thông cống rãnh quanh nhà; đồng thời, tập hợp các vật dụng như dao, búa, cuốc, xẻng… về để bên bàn thờ với quan niệm vật dụng cũng lao động vất vả, ngày tết cũng phải được nghỉ ngơi”. 

Quét dọn nhà cửa xong, chủ nhà đồ xôi, giã bánh dày và dùng những mảnh giấy bản đã cắt sẵn dán vào bàn thờ, giữa gian nhà, cửa chính, cửa phụ và các nông cụ… 

Sau khi giã bánh, chủ nhà sắm 1 đĩa bánh lên mâm đặt giữa gian nhà rồi cúng tổ tiên. Tiếp đó, chủ nhà bắt 1 đôi gà 1 trống, 1 mái, trong đó con gà trống được cắt tiết rồi nhổ 3 chỏm lông ở cổ chấm tiết dán vào mảnh giấy "xử cang” giữa gian nhà chính. Khi luộc gà chín, chủ nhà sắp mâm, đặt con gà trống lên mâm cùng 2 bát cơm, 2 đôi đũa, 2 chén rượu và thắp 1 đèn mỡ cùng 3 nén hương cúng thổ địa. 

Con gà mái còn lại được mổ, làm sạch để sáng ngày mùng 1 Tết luộc chín cúng tổ tiên. Mâm cỗ cúng ngày mùng 1 Tết có 1 âu cơm, 1 đĩa thịt gà, 1 chai rượu thóc, 1 bát canh và từ 6 đến 10 cái thìa cắm xuống âu cơm dựng thẳng lên. 

Sau thủ tục cúng, các thành viên trong gia đình và khách mời dự tiệc ngồi quây quần vào mâm cỗ, tay nâng nhẹ ly rượu nồng ấm, môi chúc phúc nhau. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, người Mông không mong gì hơn ngoài những điều tốt đẹp sẽ đến với mọi người. 

Sùng A Hồng

Các tin khác
Hồ Thác Bà (Ảnh minh họa)

Nhằm lựa chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật phản ánh về vùng đất, con người Yên Bình trên chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, huyện Yên Bình phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Yên Bình đổi mới, phát triển, hội nhập”.

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục