Hoàn thiện hồ sơ Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ, xem xét gửi UNESCO

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/3/2020 | 8:42:56 AM

Việc lập hồ sơ khoa học đề nghị UNESCO đưa nghề làm tranh dân gian Đông Hồ vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp nhằm tiếp tục gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa làng nghề.

Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2012.
Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2012.

Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã hoàn thiện hồ sơ "Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ,” đề nghị cơ quan này trình Thủ tướng xem xét, gửi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) xét đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Trước đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn số 1918/BVHTTDL-DSVH (ngày 10/5/2018) đồng ý xây dựng hồ sơ "Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” trình UNESCO.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam triển khai thực hiện xây dựng hồ sơ theo quy định và hướng dẫn tại Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

Sau quá trình triển khai, ngày 3/3, hồ sơ đã hoàn thiện theo theo quy định và nộp về cơ quan Thường trực Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia.

Việc lập hồ sơ khoa học trình UNESCO đưa nghề làm tranh dân gian Đông Hồ vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp có ý nghĩa quan trọng nhằm tiếp tục gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa làng nghề, nâng cao ý thức cộng đồng trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

Nghề làm tranh Đông Hồ là nghề làm tranh khắc gỗ dân gian, do người dân làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh) sáng tạo và phát triển thành làng nghề.

Tranh dân gian Đông Hồ ra đời từ khoảng thế kỷ 16-17 và phát triển mạnh cho đến nửa đầu thế kỷ 20. Đây là dòng tranh gắn bó và thể hiện sinh động đời sống xã hội nông nghiệp Việt Nam cổ truyền với các phong tục, tập quán sinh hoạt.

Dựa vào nội dung-chủ đề, tranh Đông Hồ bao gồm các loại chính: tranh thờ, tranh chúc tụng, tranh lịch sử, tranh truyện, tranh phương ngôn, tranh cảnh vật và tranh phản ánh sinh hoạt.

Phần lớn bảng màu của tranh sử dụng chất liệu trong tự nhiên như trắng của sò điệp, đen của than lá tre già, đỏ của gỗ vang, xanh của lá chàm, vàng của hoa hòe… Những màu nguyên ấy đều được in mảng bẹt cạnh nhau mà không cần màu trung gian.

Với những giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (đợt 1, tháng 12/2012), thuộc loại hình Nghề thủ công truyền thống.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Giải Âm nhạc Cống hiến 2020 hủy bỏ kế hoạch trao giải truyền thống vì Covid- 19

Ngày 12-3, Ban tổ chức giải thưởng Âm nhạc Cống hiến lần thứ 15- 2020 đã gửi thông cáo cho biết, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, việc bỏ phiếu và trao giải sẽ được thay đổi, không theo thông lệ truyền thống mà thực hiện phương án mới bỏ phiếu qua email và trao giải mà không có khán giả, báo chí cũng như người yêu nhạc.

Từ trái sang: Phương Nga, Tiểu Vy và Thúy An trong bộ ảnh cổ động cuộc thi, tung ra vào tháng 2.

Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2020 không diễn ra vào tháng 5 như dự kiến vì ảnh hưởng của Covid-19.

Phim về những người trẻ sống chung trong căn nhà trọ.

Nối sóng phim về thanh niên nông thôn mới "Cô gái nhà người ta" trên sóng VTV3 sẽ là một bộ phim về những chàng trai, cô gái mang khát vọng lập nghiệp có tên "Nhà trọ Balanha".

Phụ nữ Mông Mù Cang Chải thi vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải.

Hoa văn trên váy áo và các mặt hàng thổ cẩm của phụ nữ dân tộc Mông ở huyện Mù Cang Chải được tạo ra bằng việc thêu, dệt, ghép vải, nhưng độc đáo nhất là nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải - một nghề thủ công truyền thống gắn bó bao đời với bà con vùng cao Mù Cang Chải.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục