Bộ Thông tin và Truyền thông lên tiếng về phim xuyên tạc lịch sử Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ ba, 7/7/2020 | 2:46:21 PM

Bộ Thông tin và Truyền thông đã có văn bản liên quan đến phim truyền hình chiếu trên nền tảng internet đang hoạt động không phép tại Việt Nam.

Phố cổ Hội An được chú thích thành một địa danh ở Trung Quốc trong phim
Phố cổ Hội An được chú thích thành một địa danh ở Trung Quốc trong phim "Madam Secretary"

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) vừa có văn bản liên quan đến các dịch vụ truyền hình xuyên biên giới đang hoạt động không phép tại Việt Nam. Theo đó, Bộ TT-TT ghi nhận, tại Việt Nam đang xuất hiện nhiều dịch vụ truyền hình xuyên biên giới có thu tiền thuê bao định kỳ, như: WeTV (Trung Quốc), IQIYI (Trung Quốc), Iflix (Malaysia), Netflix (Mỹ)... Nội dung trên các dịch vụ truyền hình này chủ yếu là các thể loại phim (gồm cả phim tài liệu lịch sử); các chương trình trò chơi truyền hình; chương trình truyền hình thực tế; phóng sự điều tra...
 
Qua theo dõi, Bộ TT-TT ghi nhận những rủi ro về nội dung trên các dịch vụ truyền hình xuyên biên giới nêu trên. Chẳng hạn, loạt phim tài liệu "Vietnam War" có nội dung xuyên tạc lịch sử; xuyên tạc về chủ quyền Việt Nam (phim "Madam Secretary"); mô tả hình ảnh bạo lực, sử dụng ma túy, khiêu dâm (phim "Bánh đa tầng, "Polar: Sát thủ tái xuất", "After Porn End", "365 Days"...).

"Điểm chung của nội dung trên các dịch vụ truyền hình xuyên biên giới này là đều đang được cung cấp trên quan điểm, nhận thức của các doanh nghiệp nước ngoài, không được biên tập phù hợp truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam; trái quan điểm chính trị; chuyển ngữ tiếng Việt sử dụng từ ngữ thô tục, phá hoại tính trong sáng của tiếng Việt; chưa tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý nội dung trên dịch vụ phát thanh, truyền hình”, Bộ TT-TT nêu rõ.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, cung cấp dịch vụ truyền hình có thu tiền thuê bao định kỳ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, buộc các doanh nghiệp phải có giấy phép. Nội dung trên dịch vụ truyền hình phải tuân thủ các yêu cầu về biên tập, kiểm soát nội dung trước khi cung cấp đến người dùng/thuê bao theo quy định pháp luật về báo chí, điện ảnh.

Tuy nhiên, đáng chú ý là một số cơ quan báo chí trong nước đã có một số chương trình, bài viết quảng bá, giới thiệu các dịch vụ truyền hình này. Do đó, Bộ TT-TT đề nghị các cơ quan báo chí cân nhắc về việc đăng tải, phát sóng các tin bài, chương trình có nội dung phổ biến, quảng bá cho các dịch vụ truyền hình của doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam. Đồng thời, cần quan tâm thông tin, quảng bá cho các dịch vụ phát thanh, truyền hình của các doanh nghiệp trong nước đã có giấy phép.

Hiện, Bộ TT-TT đang hoàn thiện hành lang pháp lý để ngăn chặn hiệu quả các nội dung trái pháp luật tại các kênh truyền hình như trên.

Cuối tháng 5/2020, bộ phim truyền hình "Madam Secretary" do đài CSB sản xuất được chiếu trên dịch vụ xem phim trực tuyến Netflix gây bức xúc khi chú thích thước phim quay tại Hội An thành "Fuling, China" (Phù Lăng, Trung Quốc).

Cụ thể, ở phút 17:04, tập 4, mùa 1 của Madam Secretary, các nhà làm phim đã sử dụng thước phim quay tại Hội An nhưng lại chú thích là Phù Lăng, Trung Quốc. Madam Secretary là một bộ phim truyền hình chính trị của Mỹ được đạo diễn bởi Barbara Hall.

Phim có sự tham gia của Téa Leoni trong vai Elizabeth McCord, cựu nhà phân tích và giáo sư khoa học chính trị của CIA đã trở thành Ngoại trưởng. Madam Secretary được công chiếu vào ngày 21/9/2014, trên CBS. Đến nay, bộ phim đã hoàn thành 6 mùa và là một trong những series phim chính trị được yêu thích nhất tại Mỹ những năm gần đây.

Mới đây nhất, bộ phim "365 Days" (tựa Việt: "365 ngày yêu") lọt top 10 phim ăn khách của Netflix trên nhiều vùng lãnh thổ cũng đang khiến dư luận phẫn nộ, khi có nội dung được cho là trá hình cổ suý tội ác bắt cóc và buôn bán tình dục dưới lớp vỏ "khiêu dâm giải trí”.

Thậm chí, ngày 2/7, nữ ca sĩ Duffy đã gửi tâm thư tới CEO của Netflix - Reed Hastings đề nghị nền tảng chiếu phim này hành động có trách nhiệm hơn dựa trên mức ảnh hưởng của họ. Trong đó, Duffy nhận định, "365 Days" đang tôn vinh thực tế tàn bạo của nạn buôn bán tình dục, bắt cóc và hãm hiếp. Đây không phải là ý tưởng giải trí của bất kỳ ai, cũng không nên được mô tả như vậy hoặc được thương mại hóa theo cách này.

(Theo baogiaothong.vn)

Các tin khác
Hồ Thác Bà (Ảnh minh họa)

Nhằm lựa chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật phản ánh về vùng đất, con người Yên Bình trên chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, huyện Yên Bình phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Yên Bình đổi mới, phát triển, hội nhập”.

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục