“Về làng Vần” tìm lại dấu son xưa

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/8/2020 | 11:08:42 AM

YênBái - Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh và tiến tới Đại hội lần thứ XIX, đọc lại bài thơ của tác giả Đinh Hội để khắc sâu thêm lòng biết ơn thế hệ cha anh đã đổ máu hy sinh giành lại độc lập, tự do cho quê hương.

Di tích lịch sử đình Làng Vần - nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay. (Ảnh: Thanh Hương)
Di tích lịch sử đình Làng Vần - nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay. (Ảnh: Thanh Hương)

Về làng Vần tìm lại dấu son xưa
Vẫn nguyên đó mênh mang hồn cổ thụ
Thu đến nhẹ từ hiu hiu đầu gió
Nước nguồn xưa xanh mát tận bây giờ.

Những rừng mây óng mượt như tơ
Vành nôi lượn tiếng ru hời của mẹ
Thu năm ấy lối ven đồi nhỏ bé
Giờ thênh thang rộng mở mấy xe qua.

Lớp lớp người Vần - Dọc đã đi xa
Cờ khởi nghĩa chiến khu xưa vẫy gọi
Cả nước phá xiềng! Ơi người Yên Bái
Rừng núi ta ơi! Náo nức mở cờ.

Về làng Vần phơi phới lối ngàn hoa 
Bát ngát xanh tươi rừng keo rừng quế
Đời vẫn ngọt, vẫn thơm cay như thể
Vẫn hẹn thề nguồn cội chẳng phôi pha.

ĐINH HỘI

"Vẫn hẹn thề nguồn cội chẳng phôi pha”, đấy là cảm xúc chủ đạo của bài thơ khi cố tác giả thơ Đinh Hội đưa chúng ta về làng Vần (xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên). 

Về để "tìm lại dấu son xưa”, nơi mà năm 1943 đã thành lập chiến khu cách mạng đánh Pháp, đuổi Nhật. Tất cả vẫn vẹn nguyên như những ngày nào: cây vải cổ thụ, đình Dọc, núi Nả, núi Nưa, ngòi Vần. 

Một cảm giác bâng khuâng, xao xuyến xen lẫn tự hào mỗi mùa thu đến được trở lại mảnh đất này. Làng Vần không chỉ là nét đẹp quá khứ "dấu son xưa” mà còn là nguồn mạch nuôi dưỡng tinh thần cho thế hệ tương lai "Nước nguồn xưa xanh mát tận bây giờ”.

Về làng Vần còn để sống lại không khí hào hùng của ngày Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Thuộc lớp người chứng kiến sự kiện lịch sử trọng đại này, tác giả Đinh Hội như vẽ lại trước mắt ta khung cảnh dân nghèo cùng lực lượng võ trang nổi dậy đánh đồn Lương Tàm, Ca Vịnh, Ba Khe; phá kho thóc ở Mỵ, Sơn Bục, Gốc Báng; rầm rập kéo về thị xã tỉnh lỵ giành chính quyền: 

Lớp lớp người Vần - Dọc đã đi xa
Cờ khởi nghĩa chiến khu xưa vẫy gọi
Cả nước phá xiềng! Ơi người Yên Bái
Rừng núi ta ơi! Náo nức mở cờ.

Câu thơ ngắt ra, nhịp thơ chuyển đổi linh hoạt 5/3 sang 4/4 như biểu hiện khí thế của đoàn quân xung trận; như tiếng reo vui, đồng thời bộc lộ niềm phấn khởi trước thắng lợi của cách mạng. Chiến khu Vần – Dọc, tỉnh Yên Bái đang cùng nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đứng dậy phá bỏ gông xiềng nô lệ, đem lại độc lập tự do cho dân tộc.

Trường liên tưởng trong bài thơ cũng được sắp xếp theo lối đan xen giữa hiện tại và quá khứ. Làng Vần xưa anh hùng, làng Vần bây giờ đang từng ngày đổi mới. Cuộc sống thanh bình, ấm cúng làm sao khi bất chợt ta nghe "tiếng ru hời của mẹ” quanh vành nôi em nhỏ. 

Rồi cả một sự đổi thay lớn lao đến từ những con đường vốn là những "lối ven đồi nhỏ bé” năm xưa nay "thênh thang rộng mở mấy xe qua”; rồi nơi rừng sâu nước độc bây giờ "Bát ngát xanh tươi rừng keo, rừng quế”. Thăng hoa nghệ thuật giúp tác giả khái quát con đường về làng Vần bằng hình ảnh "phơi phới lối ngàn hoa”. 

Đó còn là con đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã  lựa chọn, là sự đổi mới của quê hương Yên Bái hôm nay dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh. Phía trước còn nhiều khó khăn song sự chiêm nghiệm giúp ta niềm tin vào tương lai tốt đẹp:

Đời vẫn ngọt, vẫn thơm cay như thể
Vẫn hẹn thề nguồn cội chẳng phôi pha.

Kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh và tiến tới Đại hội lần thứ XIX, đọc lại bài thơ của tác giả Đinh Hội để khắc sâu thêm lòng biết ơn thế hệ cha anh đã đổ máu hy sinh giành lại độc lập, tự do cho quê hương.

Nam Hà

Các tin khác
Cổng chính vào Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Tối 17/4, tại sân khấu Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hội tụ non sông”, chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Chương trình nghệ thuật sử thi

Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Các đại biểu tham gia chương trình.

Chiều 16-4, tại trụ sở Hội Nhà báo Việt Nam (phố Dương Đình Nghệ, Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí quốc gia đã khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023. Đáng chú ý, sau khi tiến hành sơ loại, có 1.827 tác phẩm đủ điều kiện tham gia Giải Báo chí quốc gia kỳ này.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại phiên họp.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Sở Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn xây dựng về kinh phí, trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo đúng đủ kinh phí cho hoạt động kỷ niệm; các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng tối 10/10/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục