Văn Yên phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa

  • Cập nhật: Thứ ba, 10/11/2020 | 7:50:20 AM

YênBái - Hiện nay, huyện Văn Yên có 24 di tích lịch sử được xếp hạng di tích; trong đó, có 2 di tích cấp quốc gia là đền Đông Cuông, xã Đông Cuông và đền Nhược Sơn, xã Châu Quế Hạ.

Diễn xướng hầu đồng giá ông Hoàng Mười tại Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn gắn với Lễ hội Cơm mới đền Đông Cuông năm 2020. (Ảnh: Bùi Minh)
Diễn xướng hầu đồng giá ông Hoàng Mười tại Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn gắn với Lễ hội Cơm mới đền Đông Cuông năm 2020. (Ảnh: Bùi Minh)

Cùng đó, 19 di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh gồm: Di chỉ Khảo cổ học bến Mậu A, đền Trạng, đình Mường A, đền Phúc Linh, đình Yên Phú, đền Đại An, đền Gò Chùa, đền Thánh Mẫu, đền Làng Vải, đền Đôi Cô, đền Trái Đó, đình An Dũng, đình Lắc Mường, đình Chạng, đình - đền Tân Hợp, đình Tháp Cái, đền Trái Hút, đình - đền Hoàng Thắng, đền Giếng; 3 di tích lịch sử cách mạng: đồn Đại Bục, đồn Đại Phác, đồn Gióm. 

Ông Nguyễn Thúc Mạnh - Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Văn Yên cho biết: "Các di tích được công nhận, xếp hạng đã góp phần quan trọng vào phát triển du lịch, giáo dục và nâng cao nhận thức về lịch sử cách mạng, bản sắc văn hóa truyền thống cho nhân dân địa phương và nhân dân cả nước. Theo đó, hàng năm, đã thu hút được đông đảo khách du lịch đến tham quan, chiêm bái và tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân”.

Song song với bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, việc quản lý, tổ chức lễ hội được thực hiện nghiêm túc theo các văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về công tác quản lý và tổ chức lễ hội. 

Do đó, việc quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn huyện ngày càng đi vào nề nếp; điển hình như: lễ hội đền Đông Cuông, đền Nhược Sơn, đình Mường A, đền Trạng Lường, đền Phúc Linh, đình Yên Phú, đền Đại An, đền Gò Chùa, đền Thánh Mẫu, Lễ hội Lồng Tồng các xã: Phong Dụ Thượng, xã Tân Hợp; nghi lễ nhảy lửa tại đình Tháp Cái, xã Viễn Sơn; tết rừng, xã Nà Hẩu... 

Các lễ hội được tổ chức theo đúng kịch bản, đảm bảo an ninh trật tự, không khí trang nghiêm trong phần lễ, vui tươi, lành mạnh trong phần hội và được nâng tầm hơn so với trước, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội địa phương. 

Các lễ hội được phục dựng theo hướng bảo lưu các yếu tố tích cực của lễ hội truyền thống kết hợp với yếu tố mới để phù hợp với yêu cầu phát triển sự nghiệp văn hóa trong giai đoạn hiện nay, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ, du lịch. 

Việc tổ chức lễ hội còn góp phần củng cố tinh thần đoàn kết, giáo dục truyền thống văn hóa, đạo lý "Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Việc tổ chức các lễ hội đã tạo điều kiện tốt cho việc bảo tồn, tôn tạo di tích; đồng thời, phát huy được giá trị của di tích cũng như lễ hội trong đời sống của nguời dân. 

Đặc biệt, những năm gần đây, Văn Yên đã duy trì tổ chức thành công lễ hội quế hàng năm; tổ chức Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn và hội chợ giới thiệu các sản phẩm quế huyện Văn Yên và đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người dân và du khách. 

Mới đây, huyện đã tổ chức khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo đền Đông Cuông, Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn gắn với Lễ hội Cơm mới đền Đông Cuông năm 2020. Lễ hội đã đón hàng ngàn lượt du khách quan tâm, tìm hiểu và tham quan đền Đông Cuông và một số điểm du lịch có tiếng của huyện.  

Văn Yên đã tổ chức các lễ hội tôn giáo đúng với chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, huy động được sự tham gia nhiệt tình của các giáo hội và chức sắc tôn giáo, đặc biệt việc tổ chức các lễ hội văn hóa du lịch đã làm cho lễ hội có thêm sức hấp dẫn mới, thu hút sự quan tâm của nhân dân địa phương và du khách, góp phần quảng bá và tăng trưởng ngành kinh tế du lịch của huyện.
Thành Trung

Tags Văn Yên di tích lịch sử văn hóa đền Đông Cuông du lịch

Các tin khác
Giao lưu các dân tộc tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” sẽ có các triển lãm ảnh, tái hiện nghi lễ truyền thống, trồng vườn cây đại đoàn kết, giới thiệu ẩm thực Nam bộ…

Bộ tem gồm ba mẫu và một blốc.

Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam dự kiến sẽ phát hành bộ tem bưu chính “Chim bói cá” vào ngày 14/11 để góp phần bảo tồn loài chim bói cá và giới thiệu sự đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Ban tổ chức Hoa hậu Việt Nam cho biết đã đồng ý với đơn xin rút lui, không tham gia đêm diễn tối ngày 12/11 tại Vũng Tàu của Hoa hậu Hương Giang. Người đẹp cũng tuyên bố tạm ngừng hoạt động một thời gian.

Hội thi chọn gà cúng đình tại thôn Lạc Thổ được tổ chức hằng năm, ngay sau Tết Nguyên đán.

Gà Hồ Thuận Thành vốn nổi tiếng hàng trăm năm nay, là sản vật tiến Vua thời phong kiến và đã được tỉnh Bắc Ninh cấp bằng bảo hộ và giấy chứng nhận thương hiệu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục