Yên Bái tham gia Lễ hội Văn hóa Thổ cẩm Việt Nam lần thứ II

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/11/2020 | 9:58:57 AM

YênBái - Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ II sẽ được tổ chức tại tỉnh Đắk Nông với sự tham gia của nhiều đoàn nghệ nhân, diễn viên các nước và 14 tỉnh, thành, trong đó có Yên Bái.

Toàn cảnh buổi họp báo thông tin về Lễ hội Văn hoá Thổ cẩm lần thứ II diễn ra sáng 11/11.
Toàn cảnh buổi họp báo thông tin về Lễ hội Văn hoá Thổ cẩm lần thứ II diễn ra sáng 11/11.

Sáng nay (11/11), tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo về Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ II, Hội nghị quảng bá và kêu gọi đầu tư du lịch năm 2020 và đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

Theo đó, Lễ hội Văn hóa Thổ cẩm Việt Nam lần thứ II, Lễ đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông lồng ghép trong chương trình Lễ hội và Hội nghị quảng bá và kêu gọi đầu tư du lịch năm 2020.

Lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 29/11 tại thành phố Gia Nghĩa và một số danh lam thắng cảnh, du lịch, điểm đến di sản văn hóa trên địa bàn các huyện của tỉnh Đắk Nông. Năm nay, Lễ hội mang chủ đề "Lễ hội văn hóa và du lịch - Tinh hoa Phương Đông, được tổ chức với quy mô toàn quốc.

Ban Tổ chức có mời các đoàn nghệ nhân, diễn viên các nước: Lào, Campuchia, Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM tham gia.

Đồng thời, tính đến thời điểm hiện tại có sự đăng ký tham gia của 14 tỉnh, thành phố sau: Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Yên Bái, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Kom Tum, Đắk Lắk, Bình Phước, Tiền Giang, Bạc Liêu, An Giang và Đắk Nông.

Trong thời gian diễn ra Lễ hội sẽ có nhiều hoạt động văn hóa, du lịch và xúc tiến đầu tư như: Khai mạc Lễ hội Văn hóa Thổ cẩm Việt Nam lần thứ II, trong đó có lồng ghép Lễ đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

Triển lãm không gian văn hóa thổ cẩm; Thực nghiệm không gian văn hóa thổ cẩm Việt Nam; Trình diễn "Fashion Show - thổ cẩm”; Bế mạc Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ II; Khai mạc và bế mạc không gian Văn hóa thổ cẩm Việt Nam; Hội nghị quảng bá và kêu gọi đầu tư du lịch năm 2020.

Ngoài ra, trong chuỗi hoạt động còn có các sự kiện tiêu biểu sau: Bán kết và chung kết Cuộc thi Hoa khôi Du lịch Viet Nam 2020 tại tỉnh Đắk Nông; Lễ hội ánh sáng và khinh khí cầu; Hoạt động từ thiện tại một số huyện trên địa bàn tỉnh.

Bà Tôn Thị Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch tỉnh Đắk Nông cho biết, Đắk Nông là vùng đất sinh sống lâu đời của các dân tộc thiểu số M’Nông, Mạ, Ê đê … Đồng thời cũng là vùng đất quần tụ của cư dân từ nhiều vùng miền về sinh cơ, lập nghiệp. Điều này đã làm cho văn hóa các dân tộc trên địa bàn thêm đa sắc màu.

Từ bao đời nay, dệt thổ cẩm đã trở thành biểu tượng, nét đẹp văn hóa cổ truyền và không thể thiếu trong đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào của đồng bào các dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Nông nói riêng, các tỉnh Tây Nguyên nói chung. Trước đây, nghề dệt thổ cẩm của các tộc người thiểu số ở tỉnh Đắk Nông là nghề thủ công truyền thống, được phát triển rất sớm, rộng khắp trong các bon, buôn và đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần và phát triển kinh tế gia đình.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông các hoạt động dệt vẫn được duy trì để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày và phục vụ khách tham quan du lịch. Trong cuộc sống hàng ngày hoặc vào các dịp tết, lễ hội, nghi lễ truyền thống của dân tộc mình người nhân đều mặc trang phục truyền thống, qua đó góp phần tuyên truyền, khuyến khích người dân gìn giữ và phát huy giá trị của trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ II được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa làng nghề truyền thống còn được lưu truyền đến ngày nay, góp phần gìn giữ, phát huy và tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đây là một hoạt động văn hóa - du lịch để quảng bá, giới thiệu và khắc họa đậm nét dấu ấn văn hóa - du lịch trong lòng du khách trong và ngoài nước.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên các dân tộc thiểu số trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung có cơ hội giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm cải tiến, nâng cao hiệu quả nghề dệt thổ cẩm. Đồng thời, Lễ hội cũng là dịp để tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm thổ cẩm, là định hướng để thổ cẩm tồn tại thành làng nghề, tăng thu nhập cho người dân và hướng đến tạo sản phẩm du lịch thương hiệu cho thổ cẩm Đắk Nông.

(Theo Dân Trí)

Tags Yên Bái Lễ hội Văn hóa Thổ cẩm Việt Nam

Các tin khác
Ảnh minh họa

Với 1.161 tác phẩm dự thi hợp lệ của của trên 100 cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương, Hội đồng chung khảo Giải báo chí “Vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” đã chọn được 81 tác phẩm xuất sắc để trao giải.

Nhạc sĩ Lê Dinh - thành viên cuối cùng của nhóm Lê Minh Bằng đã qua đời ở tuổi 86.

Theo nguồn tin của Thanh Niên, nhạc sĩ Lê Dinh - tác giả của Tình yêu trả lại trăng sao, Chiều lên bản thượng, Cánh thiệp đầu xuân (viết với Minh Kỳ) vừa qua đời ở Canada vào ngày 9/11 (giờ địa phương), thọ 86 tuổi.

Tác phẩm “Vũ điệu vùng cao” của tác giả Nguyễn Anh Đức đạt Huy chương Vàng.

Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ XX năm 2020 với chủ đề “Vẻ đẹp đất nước, con người miền núi phía Bắc” do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên tổ chức đã nhận được 2.003 ảnh của 295 tác giả từ 15 tỉnh, thành phố trong khu vực.

Xòe Thái đã trở thành thương hiệu của du lịch Nghĩa Lộ-Mường Lò.

Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam đưa ra tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Yên Bái về công tác thông tin đối ngoại vào chiều 9/11 vừa qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục