Kỷ niệm 650 năm ngày mất danh nhân Chu Văn An (1370 - 2020): Người thầy của mọi thời đại

  • Cập nhật: Thứ năm, 12/11/2020 | 1:11:29 PM

Đại hội đồng UNESCO cách đây 1 năm đã ra Nghị quyết cùng Việt Nam kỷ niệm 650 năm ngày mất của danh nhân Chu Văn An vào năm 2020. Tháng 11 này, TP Hà Nội Nội sẽ tổ chức các hoạt động kỷ niệm 650 năm ngày mất của người thầy giáo tiêu biểu của đất nước.

Danh nhân Chu Văn An.
Danh nhân Chu Văn An.

Nhà giáo lỗi lạc của Việt Nam

Ngày 16/4/2019, khóa họp Hội đồng Chấp hành UNESCO lần thứ 206 tại Paris (Pháp) đã thông qua hồ sơ của Việt Nam đề nghị vinh danh nhà giáo Chu Văn An cùng 48 hồ sơ của các quốc gia khác. Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho biết: Các hồ sơ đề cử theo tiêu chí do tổ chức UNESCO đề ra, trong đó phải phù hợp với lý tưởng và sứ mệnh của tổ chức UNESCO trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, khoa học, thông tin truyền thông, góp phần thúc đẩy hòa bình, đối thoại văn hóa, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Đồng thời mỗi sự kiện, nhân vật đề cử phải có tầm ảnh hưởng rộng rãi, được biết đến cả ở bên ngoài quốc gia đề cử.

Chu Văn An (1292 - 1370) được coi là người thầy của mọi thời đại, nhà giáo lỗi lạc của Việt Nam, đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp dạy học, với triết lý giáo dục nhân văn, không phân biệt giàu nghèo, học đi đôi với hành, học suốt đời để biết, để làm việc và cống hiến cho xã hội. Quan điểm giáo dục của ông có những giá trị tiến bộ vượt thời đại, gần gũi với mục đích giáo dục của thế giới hiện nay mà UNESCO đã đúc kết, đề xuất: Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để làm người.

UNESCO đã từng vinh danh các danh nhân kiệt xuất của Việt Nam trước đây nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi (1980), 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1990), 250 năm ngày sinh Nguyễn Du (2015). Việc UNESCO cùng Việt Nam kỷ niệm 650 năm ngày mất của Chu Văn An đã khẳng định sự đánh giá cao của quốc tế đối với những giá trị về văn hóa, giáo dục của Việt Nam, đồng thời góp phần quảng bá cho các mục tiêu bình đẳng trong giáo dục cho tất cả mọi người và tinh thần học tập suốt đời mà UNESCO đang thúc đẩy.

Tôn vinh danh nhân Chu Văn An

Ngày 20/11, TP Hà Nội sẽ tổ chức Lễ Kỷ niệm 650 năm ngày mất danh nhân Chu Văn An, diễn ra tại di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Bên cạnh đó, Lễ dâng hương danh nhân Chu Văn An diễn ra tại Đền thờ danh nhân Chu Văn An (huyện Thanh Trì), khu di tích Đền thờ Chu Văn An (TP Chí Linh, Hải Dương) và di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

nho truyen thong hieu hoc ngan nam

Văn Miếu - Quốc Tử Giám - nơi diễn ra Lễ kỷ niệm 650 năm ngày mất danh nhân Chu Văn An. 

Nhân dịp này, các hoạt động kỷ niệm gắn với tuyên truyền về cuộc đời, sự nghiệp, những cống hiến to lớn về lý tưởng giáo dục của thầy giáo Chu Văn An đối với sự nghiệp giáo dục của dân tộc cũng như tầm ảnh hưởng đến ngày nay cũng sẽ diễn ra. Trong đó, cuộc thi "Sáng tác về thầy giáo Chu Văn An” dành cho học sinh các trường học mang tên Chu Văn An của cả nước và các trường học khác tại Hà Nội đã thu hút được rất nhiều học sinh tham gia. Qua hai vòng thi, Ban Tổ chức đã chọn được những tập thể và cá nhân xuất sắc nhất để trao giải tại lễ Tổng kết diễn ra vào sáng 14/11 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Một trong các hoạt động ý nghĩa khác nhằm tri ân Chu Văn An là trưng bày chuyên đề:"Chu Văn An - Thượng tường sơn đẩu” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ ngày 16/11- 31/12. Trưng bày được thể hiện bằng những tài liệu, hiện vật, hình ảnh, hình vẽ tiêu biểu với hai phần nội dung: "Túc thanh cao” (giới thiệu về con người, nhân cách, sự nghiệp giáo dục của danh nhân Chu Văn An), "Gương Thầy sáng mãi” (giới thiệu về Quốc Tử Giám; hoạt động tôn vinh danh nhân Chu Văn An; học tập và phát huy tinh thần của thầy giáo Chu Văn An hiện nay).

Theo Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu: Sự đa dạng trong hình thức thể hiện cùng với cách trưng bày hiện đại, những tài liệu, hiện vật, hình ảnh, hình vẽ được diễn giải trong không gian mở, đăng đối tại di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám tựa như một cuộn tranh dẫn dắt người xem du ký ngược thời gian trở về với quá khứ cách đây hơn sáu thế kỷ qua ba không gian: Thanh Trì - Quê hương; Thăng Long - Quốc Tử Giám; Chí Linh - Nơi ở ẩn. Qua đó, công chúng Thủ đô và du khách có thể để hiểu rõ hơn cuộc đời, sự nghiệp giáo dục của thầy giáo Chu Văn An - "Ông tổ của các nhà nho nước Việt” và khí phách một "Kẻ sĩ Thăng Long”.

(Theo KTĐT)

Các tin khác
Cổng chính vào Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Tối 17/4, tại sân khấu Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hội tụ non sông”, chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Chương trình nghệ thuật sử thi

Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Các đại biểu tham gia chương trình.

Chiều 16-4, tại trụ sở Hội Nhà báo Việt Nam (phố Dương Đình Nghệ, Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí quốc gia đã khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023. Đáng chú ý, sau khi tiến hành sơ loại, có 1.827 tác phẩm đủ điều kiện tham gia Giải Báo chí quốc gia kỳ này.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại phiên họp.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Sở Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn xây dựng về kinh phí, trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo đúng đủ kinh phí cho hoạt động kỷ niệm; các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng tối 10/10/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục