Vĩnh biệt NSND Trần Thị Tuyết - người ngâm thơ Bác Hồ nhiều nhất

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/11/2020 | 2:17:14 PM

Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Trần Thị Tuyết - giọng ngâm thơ nổi tiếng bậc nhất Việt Nam đã qua đời tại TP.HCM, hưởng thọ 90 tuổi.

NSND Trần Thị Tuyết.
NSND Trần Thị Tuyết.

Do tuổi già sức yếu, Nghệ sĩ nhân dân Trần Thị Tuyết qua đời ngày 28/11 tại nhà riêng, thọ 90 tuổi. Linh cữu của bà được quàn tại nhà riêng (số 003, chung cư Hồ Văn Huê, quận Phú Nhuận, TP.HCM) và được hỏa táng tại Bình Hưng Hòa vào sáng nay (30/11).

Nghệ sĩ Trần Thị Tuyết là người duy nhất trong lĩnh vực ngâm thơ nước ta được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (năm 2016). Bà sinh năm 1931 tại Hà Nội trong gia đình có truyền thống nghệ thuật ở Hà Nội. Mẹ bà là nghệ nhân ca trù Nguyễn Thị Phúc. Bà đến với nghề ngâm thơ từ năm 1957 và được công chúng biết tới qua chương trình "Tiếng thơ "của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Ngoài chất giọng trong trẻo, truyền cảm, bà rất ý thức trong sự chuẩn bị, cảm nhận thơ trước khi ngâm, để chuyển tải nội dung bài thơ một cách trọn vẹn nhất, thăng hoa nhất. NSND Trần Thị Tuyết là người có vinh dự được diễn ngâm những bài thơ chúc Tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên Đài Tiếng nói Việt Nam vào thời khắc giao thừa thiêng liêng mỗi độ xuân về. 

Năm 1962, bà được chọn vào Phủ Chủ tịch ngâm thơ cho Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày đó, nghệ sĩ ngâm ba bài "Cảnh khuya", "Trên đường đi", "Đêm không ngủ"... Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi thăm gia cảnh, khuyên bà chăm chỉ luyện tập, không uống rượu bia để giữ giọng. Trước khi ra về, Bác tặng nghệ sĩ cuốn sổ tay để ghi chép công tác có lời đề tặng. Bà trân trọng, cất giữ, và năm 2012 bà trao tặng cuốn sổ và một số kỷ vật cho Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP.HCM.

Với nhà văn - nhà báo Phan Ngọc Quang, ông yêu quý giọng ngâm thơ của NSND Trần Thị Tuyết từ khi còn bé: "Chương trình "Tiếng thơ” của Đài TNVN với giọng ngâm của bà cùng các nghệ sĩ khác đã theo tôi đến tận bây giờ. Bà là người dễ xúc động, có lẽ đó cũng là một trong những yếu tố khiến giọng bà truyền cảm đến thế". Với chất giọng đặc biệt, trong vắt, chính gốc Hà Nội, NSND Trần Thị Tuyết còn ngâm những bài thơ đi cùng năm tháng của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Vũ Cao...

Từ ngày nghỉ hưu, NSND Trần Thị Tuyết chuyển vào TP.HCM sinh sống và vẫn tiếp tục hoạt động nghệ thuật sôi nổi. Bà còn làm thơ, những bài thơ về nỗi nhớ quê hương, những bài thơ về Chủ tịch Hồ Chí Minh và cả những bài thơ về Đài TNVN, nơi bà đã từng làm việc và gắn bó một thời.

(Theo VOV)

Các tin khác
Hồ Thác Bà (Ảnh minh họa)

Nhằm lựa chọn những tác phẩm văn học, nghệ thuật có chất lượng về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật phản ánh về vùng đất, con người Yên Bình trên chặng đường 77 năm xây dựng và phát triển, huyện Yên Bình phát động cuộc thi sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Yên Bình đổi mới, phát triển, hội nhập”.

- Thiết thực kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.

Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục