Bổ sung điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú

  • Cập nhật: Thứ năm, 1/4/2021 | 7:48:06 AM

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2021/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP ngày 29/9/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú".

Lễ trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước, Nghệ sỹ Nhân dân, Nghệ sỹ Ưu tú lần thứ IX năm 2019. Ảnh tư liệu
Lễ trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước, Nghệ sỹ Nhân dân, Nghệ sỹ Ưu tú lần thứ IX năm 2019. Ảnh tư liệu

Theo Nghị định, Chính phủ bổ sung tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân” như sau: Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; có phẩm chất đạo đức, gương mẫu trong cuộc sống, tận tụy với nghề; Có thời hạn hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp liên tục hoặc cộng dồn từ 20 năm trở lên; đã được tặng danh hiệu "Nghệ sĩ ưu tú” và sau đó đạt một trong các tiêu chí: Có ít nhất 02 giải Vàng quốc gia (trong đó có 01 giải Vàng là của cá nhân); Có ít nhất 03 giải Vàng quốc gia (nếu không có 01 giải Vàng là của cá nhân)…

Bên cạnh đó, Hội đồng cấp cơ sở có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân”, "Nghệ sĩ ưu tú” đạt từ 80% phiếu đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp gửi cơ quan thường trực Hội đồng cấp Bộ, tỉnh theo thời gian nêu trong Kế hoạch thay vì hoàn thiện hồ sơ đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân”, "Nghệ sĩ ưu tú” và được ít nhất 90% tổng số thành viên Hội đồng bỏ phiếu đồng ý gửi cơ quan thường trực Hội đồng cấp Bộ, tỉnh như quy định cũ.

Nghị định cũng bổ sung các quy định về thành lập và hoạt động của các Hội đồng xét tặng cấp cơ sở, cấp Bộ và cấp Nhà nước.

Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 15/5/2021.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Đội văn nghệ xung kích bản Tu San, xã Nậm Có biểu diễn tiết mục múa khèn Mông trong Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc.

Với trên 90% dân số là đồng bào Mông nên người dân xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải rất quan tâm gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống như: vũ điệu múa khèn, độc tấu sáo, nhị, kèn môi, kèn lá, hát dân ca, dân vũ, ném pao; các lễ hội Gầu tào, Lễ mừng cơm mới...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu tại Lễ phát động Giải báo chí về tiết kiệm năng lượng.

Bộ Công Thương xác định tập trung đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề quan trọng, cấp bách, góp phần đảm bảo đủ nguồn điện phát triển kinh tế-xã hội.

Lễ rước Mẫu sang sông trong Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên.

Việc bảo tồn và khai thác hiệu quả giá trị văn hoá bản địa đã trở thành một xu hướng quan trọng trong việc phát triển du lịch bền vững. Với sự đa dạng về văn hóa bản địa, Yên Bái không chỉ thu hút du khách, bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn là một điểm đến lý tưởng để khám phá và trải nghiệm văn hóa độc đáo của địa phương.

Độc giả nhỏ tuổi lựa chọn các ấn phẩm tại Phố sách Hà Nội.

Hôm nay (21-4), đánh dấu 10 năm nước ta tổ chức Ngày Sách Việt Nam (2014-2024) và sau này được nâng tầm lên là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (từ năm 2022).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục