Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân: “Âm nhạc là nguồn động viên tinh thần mạnh mẽ chống Covid-19”

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/9/2021 | 7:36:12 AM

Trong cuộc chiến chống Covid-19, âm nhạc góp phần giúp nâng cao ý thức phòng chống bệnh, động viên tinh thần và lan tỏa nguồn năng lực tích cực tới cộng đồng.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân.
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân.

Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 của Việt Nam, bên cạnh sự quyết đoán của Chính phủ, truyền thống văn hóa, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc lan tỏa thì còn có sự đóng góp rất lớn của giới văn nghệ sĩ cả nước, đặc biệt là giới âm nhạc - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa sáng tác.

Có đến cả nghìn bài hát đã ra đời và ngay lập tức được các nghệ sĩ cho ra mắt với mục đích lan tỏa nguồn năng lượng tích cực tới cộng đồng, truyền tải thông điệp nâng cao ý thức phòng, chống Covid-19, động viên tinh thần của những y bác sĩ, những người trên tuyến đầu chống dịch.

PGS.TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam có những chia sẻ về âm nhạc trong thời gian phòng chống Covid-19.

PV: Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đánh giá thế nào về vai trò xung kích của âm nhạc trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid- 19?

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân: Thời nào cũng vậy, âm nhạc với sức mạnh lan tỏa nhanh nhạy và sâu rộng trong công chúng, luôn sát cánh đồng hành cùng dân tộc trên mỗi chặng đường cách mạng. Từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch Covid- 19 đã diễn biến phức tạp khó lường, cùng với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, giới văn nghệ sĩ cả nước đã có nhiều đóng góp tích cực, đã có nhiều sáng tác mới để chia sẻ động viên kịp thời quân và dân ta trên mặt trận chống dịch.

Từ tháng 4/2020, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã phát động một đợt sáng tác những ca khúc về đề tài phòng chống Covid-19 và đã thu được trên 200 tác phẩm. Hội đã kịp thời tuyển chọn 100 ca khúc chất lượng và xuất bản một tập ca khúc với tiêu đề "Niềm tin”, sau đó đã xây dựng một chương trình nghệ thuật trực tuyến với tên gọi "Niềm tin - chúng ta là người chiến thắng”. Chương trình đã nhận được sự ủng hộ và ghi nhận của công chúng, đặc biệt là có tiếng vang trong xã hội.

Kể từ đầu năm nay, khi làn sóng dịch lần thứ 4 ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và các tỉnh phía Nam; hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 29/7/2021 và các Chỉ thị, Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ với các giải pháp cấp bách về phòng chống Covid-19, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã tiếp tục phát động đợt 2 sáng tác các ca khúc hưởng ứng và để góp thêm tiếng nói động viên, chia sẻ những tình cảm đối với đồng bào, chiến sĩ, đặc biệt là các lực lượng trên mặt trận tuyến đầu chống dịch.

Chỉ hơn một tuần, cuối tháng 7/2021, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã nhận được trên 400 ca khúc của các nhạc sĩ hội viên và các tác giả trong cả nước gửi về. Đây là một con số rất lớn trong một thời gian rất ngắn. Điều đó chứng tỏ ý thức trách nhiệm và nhiệt tình của các nhạc sĩ đối với công cuộc chống dịch, với quyết tâm chia sẻ những giá trị tinh thần với nhân dân, với đồng bào, chiến sĩ lực lượng vũ trang, bác sĩ, những người dân trong vùng dịch.

Từ hơn 400 tác phẩm đó, Hội đồng Nghệ thuật - Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã chọn 20 ca khúc để dàn dựng thu âm, ghi hình, dựng thành clip, với sự tham gia của các nghệ sĩ Đoàn Văn công Quân khu I, Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội, cùng các nghệ sĩ: NSND Quốc Hưng, ca sĩ Lan Anh, Tùng Dương… kịp thời gửi tới đồng bào, chiến sĩ và đặc biệt các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch vào cuối tháng 8.

Bên cạnh đó, có rất nhiều tác giả không chuyên, cả những nhạc sĩ không phải là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam cũng tích cực sáng tác và đăng tải trên các trang mạng, trong đó có rất nhiều tác phẩm chất lượng tốt, có sức truyền cảm cao. Điều đó cho thấy sức sáng tác dồi dào, sự đoàn kết của toàn dân và tinh thần lạc quan của cả dân tộc đứng trước đại dịch lịch sử.

PV: Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến mọi mặt của cuộc sống, trong đó ít nhiều cũng có những nhạc sĩ, nghệ sĩ. Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn, chúng ta vẫn thấy được một lượng lớn tác phẩm, cho thấy sự đóng góp lớn lao của giới văn nghệ sĩ. Ông có nhận xét gì về điều này?

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân: Trong giai đoạn hiện nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Từ đầu năm 2020, ảnh hưởng của dịch đối với xã hội và các hoạt động văn học nghệ thuật rất nặng nề, hầu như các hoạt động về biểu diễn, sân khấu, các nhà hát đều ngừng trệ. Nhiều thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội nên Hội Nhạc sĩ gặp rất nhiều khó khăn trong việc sáng tác thu thanh, phổ biến tác phẩm. Hầu như tất cả các phòng thu đều đóng cửa theo nguyên tắc 5K.

Các nhạc sĩ, nhạc công, các kỹ thuật viên phòng thu… cũng đã phải tranh thủ mọi điều kiện, lao động ngày đêm vượt thời gian để hoàn thiện được những sản phẩm về Covid-19, kịp thời giới thiệu với công chúng. Chủ yếu các nghệ sĩ làm việc trực tuyến: nhạc sĩ sáng tác rồi gửi bài cho các ca sĩ thu âm, gửi lại cho các phòng thu.

Bên cạnh đó, đời sống của văn nghệ sĩ, đặc biệt những văn nghệ sĩ thu nhập thấp gặp rất nhiều khó khăn. Thực sự xúc động và cảm ơn các nhạc sĩ, các nhà thơ, các ca sĩ biểu diễn đã vượt qua khó khăn, cùng đoàn kết chung sức chung lòng cùng với nhân dân cả nước, góp phần bằng những sản phẩm tinh thần, bằng những sáng tác mới. Đây cũng là tình cảm chia sẻ của giới văn học nghệ thuật cả nước gửi tới đồng bào, chiến sĩ cũng như là quyết tâm của Hội cùng sát cánh với đất nước trong trận đánh quyết định nhằm chặn đứng và chiến thắng đại dịch Covid-19.

PV: Cùng với cuộc vận động sáng tác, Cuộc thi "Giai điệu nơi tuyến đầu” do Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức có ý nghĩa như thế nào, thưa nhạc sĩ ?

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân: Đây là một chủ trương rất kịp thời của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và đặc biệt là hướng tới người lao động, hướng tới công đoàn viên, Hội Nhạc sĩ Việt Nam hoan nghênh nhiệt liệt với chủ chương này và sẽ phối hợp tích cực trong các hoạt động để cuộc thi lan tỏa mạnh mẽ.

Đến giữa tháng 10, Ban tổ chức sẽ chọn lọc và phổ biến một số ca khúc, động viên và tập hợp thêm được  nhiều ca khúc nữa, bằng cách tận dụng được những quỹ hỗ trợ sáng tạo, sự tự nguyện của các ca sĩ, nhạc công để âm nhạc ngày một lan tỏa sâu rộng…

Tôi tin rằng Cuộc thi này với sự nhiệt tình hưởng ứng của các nhạc sĩ, các ca sĩ cả nước rất lớn. Bên cạnh đề tài cổ động phòng chống Covid-19 thì tâm tư, nguyện vọng của những người trên tuyến đầu chống dịch, câu chuyện của những người lao động, nuôi con nhỏ, mất công an việc làm… cũng là những khía cạnh hay để khai thác. Qua đó san sẻ yêu thương với họ bằng âm nhạc.

PV: Xin cảm ơn nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân.

(Theo VOV)

Các tin khác
Nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc, dàn dựng công phu, mang đậm giá trị truyền thống, tôn vinh Hát Xoan Phú Thọ – Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Tối 14/4 (tức mùng 6/3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, đã diễn ra chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hội Xoan 2024 - Miền Di sản”.

Lễ khai hội Bạch Đằng 2024 và chương trình nghệ thuật với chủ đề “Khúc tráng ca Bạch Đằng”.

Tối 14/4, Lễ hội truyền thống Bạch Đằng năm 2024 chính thức diễn ra tại đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Bạch Đằng (phường Yên Giang, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh).

Nhà báo Thái Duy.

Nhà báo Thái Duy, tác giả của cuốn sách 'Sống như Anh' và 'Đổi mới ở Việt Nam - nhớ lại và suy ngẫm, Khoán chui hay là chết...' đã qua đời ở tuổi 99.

Phong trào thể dục thể thao luôn được các đoàn viên Công đoàn thị trấn Cổ Phúc tham gia nhiệt tình, sôi nổi.

Những năm gần đây, Công đoàn cơ sở (CĐCS) thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên đã tập trung đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao (VHVN-TDTT) trong đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục