Mù Cang Chải: Sôi nổi Lễ hội giã bánh dày và cuộc thi vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải

  • Cập nhật: Thứ bảy, 1/1/2022 | 1:32:25 PM

YênBái - Nằm trong các hoạt động đón mừng năm mới, chào mừng sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải và chứng nhận “Lễ mừng cơm mới của người Mông huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, sáng 1/1, huyện Mù Cang Chải đã tổ chức Lễ hội giã bánh dày và Cuộc thi thi vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải của đồng bào Mông.


Dự lễ hội có các đồng chí: Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Đạo Cương - Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể  tỉnh.



Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham quan quy trình làm bánh dày tại Hội thi.

Bánh dày là món ăn truyền thống, là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Mông, thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên và đất trời cùng những quan niệm rằng hình tượng tròn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài trên Trái đất. Vì vậy, bánh dày là món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ Tết của người Mông. 



Các đội thi thực hiện quy trình giã bánh dày.

Đã có 15 đội đến từ 14 xã thị trấn trên địa bàn huyện tham gia Hội thi. Mỗi đội tham dự đều thực hiện đầy đủ các quy trình gồm: vo gạo, thổi xôi, tạo màu cho bánh, giã bánh, nặn bánh. Các thành viên trong đội đã khéo léo hoàn thành quy trình và tạo ra những chiếc bánh dày theo đúng thời gian quy định, tạo không khí vui tươi, sôi nổi đón mừng xuân mới 2022.

Lễ hội giã bánh dày và Cuộc thi vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải đã trở thành hoạt động thường niên được tổ chức nhằm bảo tồn, tôn vinh những giá trị truyền thống, góp phần tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc của huyện vùng cao Mù Cang Chải.



Tại chương trình, các đồng chí lãnh đạo tỉnh và đông đảo du khách đã tham gia các hoạt động trải nghiệm tại Lễ hội (ảnh trên).

*Một số hình ảnh tại Lễ hội:





Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham quan, trải nghiệm quy trình làm bánh dày tại Hội thi.



Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương cùng lãnh đạo tỉnh tham quan gian trừng bày sản phẩm thổ cẩm của người Mông, Mù Cang Chải.





Gạo nếp sau khi ngâm qua một đêm sẽ được đem đồ thành xôi dẻo.



Để giã được bánh dày đòi hỏi phải có sức khỏe và sự dẻo dai.



Hội thi giã bánh dày diễn ra sôi nổi, tạo không khí tươi vui đón năm mới Nhâm Dần 2022.

Nhóm PV YBĐT

Tags Sôi nổi Lễ hội giã bánh dày huyện Mù Cang Chải

Các tin khác

Tối 31/12, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải và chứng nhận “Lễ mừng cơm mới của người Mông huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia tại Trung tâm Hội nghị huyện Mù Cang Chải.

Cặp đôi

Trương Tiểu Phỉ và Trương Dịch là 2 cái tên được đặc biệt chú ý sau khi nhận giải “Nam/nữ diễn viên chính xuất sắc nhất” của giải Kim Kê 2021.

Tối nay - 31/12, tại huyện Mù Cang Chải sẽ diễn ra Lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang Mù Cang Chải và chứng nhận “Lễ mừng cơm mới của người Mông huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái” là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Báo Yên Bái trân trọng giới thiệu phim tài liệu "Ở nơi lúa cấy ngang trời!" để khán thính giả hiểu rõ hơn về tập quán canh tác của đồng bào Mông nơi đây.

Vẽ sáp ong trên trang phục truyền thống từ lâu đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông ở vùng cao Mù Cang Chải.

Se lanh, dệt vải, tạo hình hoa văn bằng sáp ong là một trong những nét đẹp mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Mông ở huyện vùng cao Mù Cang Chải.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục