Thái Nguyên sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/9/2022 | 3:56:56 PM

Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc năm 2022 diễn ra từ ngày 6 - 8/10 tại tỉnh Thái Nguyên, với sự tham gia của các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên quần chúng dân tộc Dao 14 tỉnh.

Một đám cưới truyền thống của người Dao tại Thái Nguyên.
Một đám cưới truyền thống của người Dao tại Thái Nguyên.

Với chủ đề "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao - Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển”, Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II tại tỉnh Thái Nguyên năm 2022 (gọi tắt là Ngày hội) do Bộ VHTT&DL, UBND tỉnh Thái Nguyên chủ trì, phối hợp với các tỉnh có đông đồng bào dân tộc Dao tổ chức.

Ngày hội lần này có sự tham gia của các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên quần chúng dân tộc Dao 14 tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Quảng Ninh, Sơn La, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hóa và Yên Bái.

Ngày hội là dịp tôn vinh những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Dao trong nền văn hoá thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam; góp phần giữ gìn, phát huy và tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc. Sự kiện này cũng nhằm giới thiệu, quảng bá, kích cầu du lịch; tạo không gian văn hóa để đồng bào các dân tộc gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức, ý thức trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Theo ông Nguyễn Ngọc Tuân – Giám đốc Sở VHTT&DL Thái Nguyên, Thái Nguyên là nơi có số lượng đồng bào dân tộc Dao đông đảo và phân bổ đồng đều tại các địa phương trong tỉnh. Đồng bào dân tộc Dao hiện còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc, vì vậy việc tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc là hoạt động hết sức ý nghĩa.

Sự kiện chính của Ngày hội năm nay là lễ khai mạc và chương trình nghệ thuật đặc sắc vào tối ngày 6/10. Trước đó, nhiều hoạt động được tổ chức ngay từ sáng 6/10, như lễ dâng hương, diễu hành cổ động, thi chế biến ẩm thực, trưng bày và quảng bá văn hóa, du lịch, sản phẩm nông nghiệp của 14 địa phương…

Sở VHTT&DL Thái Nguyên cũng chuẩn bị sẵn sàng các cơ sở dịch vụ và tour du lịch để phục vụ người dân và du khách trong dịp diễn ra Ngày hội. Nhiều điểm đến nổi bật tại Thái Nguyên được giới thiệu trong dịp này, như khu di tích ATK Định Hóa, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, vùng chè Tân Cương, khu du lịch hồ Núi Cốc, di tích Địa điểm lưu niệm các Thanh niên xung phong Đại đội 915 – Đội 91 Bắc Thái, Khu bảo tồn Làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải, Trung tâm thương mại và du lịch Dũng Tân.

(Theo VOV)

Các tin khác
Cổng chính vào Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Tối 17/4, tại sân khấu Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hội tụ non sông”, chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Chương trình nghệ thuật sử thi

Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Các đại biểu tham gia chương trình.

Chiều 16-4, tại trụ sở Hội Nhà báo Việt Nam (phố Dương Đình Nghệ, Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí quốc gia đã khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023. Đáng chú ý, sau khi tiến hành sơ loại, có 1.827 tác phẩm đủ điều kiện tham gia Giải Báo chí quốc gia kỳ này.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại phiên họp.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Sở Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn xây dựng về kinh phí, trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo đúng đủ kinh phí cho hoạt động kỷ niệm; các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng tối 10/10/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục