Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường trong đời sống xưa và nay

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/10/2022 | 9:26:49 AM

Di sản văn hóa Mo Mường là áng sử thi lớn phản ánh vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan và đời sống xã hội của người Mường cổ xưa.

Mo Mường là bộ phận chủ đạo trong kho tàng văn hóa của người Mường.
Mo Mường là bộ phận chủ đạo trong kho tàng văn hóa của người Mường.

Di sản Mo Mường hiện có tại 6 tỉnh, thành phố trên cả nước gồm: Ninh Bình, Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hóa, Đắk Lắk và Hà Nội. Tại Hà Nội, đồng bào dân tộc Mường sống ở cả 30 quận, huyện, thị xã nhưng tập trung đông nhất tại huyện Thạch Thất và Ba Vì.

Theo kết quả Đề án "Tổng kiểm kê, bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Hà Nội” công bố năm 2016, di sản Mo Mường được kiểm kê với các tên gọi khác nhau tại các địa phương như: bài cúng ma - cúng giỗ của dân tộc Mường tại các xã Ba Trại, Vân Hòa, Yên Bài, huyện Ba Vì; tập quán ma chay của người Mường ở xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai; nghi lễ tang ma của người Mường ở thôn Luồng, xã Yên Trung, huyện Thạch Thất. 

Hiện trên địa bàn chỉ còn có 7 thầy mo còn đang thực hành thường xuyên. Người cao tuổi nhất là ông Đinh Công Sinh, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, 86 tuổi. Người trẻ tuổi nhất là anh Đinh Xuân Nam, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, 28 tuổi.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND thành phố Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đang phối hợp với các cơ quan, địa phương xây dựng Bộ hồ sơ quốc gia về di sản văn hóa Mo Mường đệ trình UNESCO ghi danh trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể bảo vệ khẩn cấp. 

Thông qua những kiến thức được các chuyên gia cung cấp, nhận thức về di sản Mo Mường được củng cố, nâng cao hơn trong đội ngũ cán bộ, qua đó, phục vụ tốt hơn công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản Mo Mường, hướng tới việc di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường được UNESCO ghi danh trong danh sách Di sản văn hóa phi vật thể bảo vệ khẩn cấp.

Theo thời gian, cơ hội thực hành và gìn giữ những giá trị văn hóa độc đáo của Mo Mường dần bị thu hẹp lại và có nguy cơ mai một. Vì thế, Mo Mường đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chọn lựa là di sản cần xây dựng Hồ sơ quốc gia đệ trình UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

Ngày nay, văn hóa quần chúng có nhiều hoạt động về Mo Mường; các phương tiện truyền thông làm nhiều phim tuyên truyền về Mo Mường; báo chí cũng viết nhiều về Mo Mường. Mo là một trong những di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của người Mường. Đó là loại hình nghi lễ gắn liền với các lễ thức tín ngưỡng do thầy mo thực hiện, điển hình nhất là lễ tang ma của người Mường.

Trong đó, thầy mo chủ yếu là làm mo trong lễ tang, đôi khi cũng có làm mo cầu phúc, mo giải hạn, mo mát nhà. Còn đánh trống đồng thì chỉ có làm mo tang lễ mới đánh. Trống đồng đánh lên để dẫn hồn người quá cố biết đường đi lối về. Khi đánh, cụ dùng một bó dùi nhỏ dài khoảng 1,5m buộc vào với nhau thành một dùi lớn. Khi đánh trống, cụ đặt dùi vuông góc với mặt trống, rồi vừa đi vòng quanh (ngược chiều kim đồng hồ) vừa đánh. Tiết tấu trống tương tự như tiết tấu khua luống.

Mo tang lễ hội tụ tất cả các bài mo, mà khi làm các lễ mo khác như mo mát nhà, mo cầu phúc đều phải dùng đến nhiều bài mo trong mo tang lễ. Người Mường có thầy mo, thầy clượng và bà mỡi. Nhưng hiện nay nhiều người vẫn hay nhầm lẫn. Thầy clượng xem bói, cúng vía, cúng chữa bệnh; bà mỡi cũng cúng chữa bệnh nhưng lại phải biết nhập hồn; còn thầy mo chỉ làm mo tang lễ.

Trong sách "Sử thi Mường” (quyển 1) do GS, TSKH. Phan Đăng Nhật chủ biên, xuất bản năm 2013, viết Mo Mường là sử thi "Đẻ đất đẻ nước” ghi rõ: "Là một tác phẩm tự sự dài hơi, được trình bày dưới hình thức diễn xướng tổng hợp, do thu hút giá trị văn học nghệ thuật của cộng đồng dân tộc. 

Kể về những sự kiện lớn của lịch sử, ở đây "Đẻ đất đẻ nước" không chỉ kể lại lịch sử loài người mà còn ôn lại lịch sử hình thành vũ trụ và loài người. Có tính kỳ vĩ do sử dụng nghệ thuật thần thoại, xây dựng sự kiện quanh một nhân vật trung tâm - nhân vật anh hùng có công tích kỳ diệu - nhân vật đó được điển hình hóa theo kiểu phóng đại và tăng lên theo cấp số cộng các thành tựu của cả cộng đồng”.

Có thể thấy, Mo Mường có một vị trí, chức năng xã hội đặc biệt, cung cấp cho chúng ta đầy đủ nhất quan niệm của người Mường về mối quan hệ của con người với thế giới 3 mường: Mường Trời, mường Đất và mường Nước.

Mối quan hệ trong tâm tưởng ấy đã giúp người Mường xây dựng nền văn học dân gian Mường, nền văn học tín ngưỡng Mường. Tiêu biểu cho nền văn học tín ngưỡng Mường là văn học Mo Mường với sử thi "Đẻ đất đẻ nước". Đó là sự kết tinh những kinh nghiệm trong lao động sản xuất, ứng xử văn hóa, triết lý nhân sinh, thể hiện tình yêu cuộc sống, con người, quê hương xứ sở.

Qua thời gian, Mo Mường đã góp phần hình thành nên cốt cách, tâm hồn của người Mường và những vùng đất có người Mường sinh sống, cũng như bảo vệ, sàng lọc văn hóa Mường trong tất cả các giai đoạn lịch sử. Đó như "Bộ bách khoa thư dân gian” về người Mường, chứa đựng những tinh hoa văn hóa cần được hiểu biết thấu đáo và đáng được trân trọng, tôn vinh, truyền lại cho thế hệ sau. Và bộ sử thi "Đẻ đất đẻ nước” hoàn thiện nhất, toàn bích nhất, đầy đủ nhất chỉ có thể có trong mo tang lễ.

(Theo Công thương)

Các tin khác
Cổng chính vào Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Tối 17/4, tại sân khấu Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hội tụ non sông”, chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Chương trình nghệ thuật sử thi

Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Các đại biểu tham gia chương trình.

Chiều 16-4, tại trụ sở Hội Nhà báo Việt Nam (phố Dương Đình Nghệ, Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí quốc gia đã khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023. Đáng chú ý, sau khi tiến hành sơ loại, có 1.827 tác phẩm đủ điều kiện tham gia Giải Báo chí quốc gia kỳ này.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại phiên họp.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Sở Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn xây dựng về kinh phí, trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo đúng đủ kinh phí cho hoạt động kỷ niệm; các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng tối 10/10/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục