“Lễ hội Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

  • Cập nhật: Thứ ba, 17/1/2023 | 7:00:59 PM

YênBái - Ngày 17/1/2023, UBND tỉnh Yên Bái ban hành Công văn số 175 về việc chuẩn bị các điều kiện tổ chức Lễ công bố Quyết định chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”.

Từ lâu đền Đông Cuông đã trở thành điểm đến trên hành trình tìm về cội nguồn, du xuân đầu năm của đông đảo du khách thập phương, nhân dân trong vùng.
Từ lâu đền Đông Cuông đã trở thành điểm đến trên hành trình tìm về cội nguồn, du xuân đầu năm của đông đảo du khách thập phương, nhân dân trong vùng.

Thực hiện Quyết định số 73 ngày 16/1/1023 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, để chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức Lễ công bố Quyết định chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Lễ hội Đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” dự kiến tổ chức ngày 1/2/2023 (tức ngày 11 tháng Giêng năm Quý Mão), UBND tỉnh giao UBND huyện Văn Yên chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức Lễ công bố xây dựng chương trình, kịch bản có liên quan; chuẩn bị toàn bộ các điều kiện cần thiết để tổ chức buổi lễ như: an ninh trật tự, công tác hậu cần, trang trí khánh tiết, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm và công tác y tế tại buổi lễ.

Đồng thời, chỉnh trang đô thị, tuyên truyền, vận động người dân vệ sinh sạch đẹp, cảnh quan khu dân cư; chủ động tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của di sản… đảm bảo việc tổ chức buổi lễ trang trọng, thiết thực, hiệu quả, đúng quy định.

Đền Đông Cuông sau khi tôn tạo, tu bổ năm 2020.

Được biết, trong ngày chính hội (dự kiến ngày 11 tháng Giêng năm Quý Mão), Lễ hội đền Đông Cuông năm 2023 sẽ diễn ra nhiều nghi lễ đặc biệt và các hoạt động đặc sắc với nhiều nghi lễ đặc trưng, nhiều lễ hội độc đáo. 

Đó là Khai mạc Lễ hội với Chương trình nghệ thuật mang đậm bản sắc truyền thống dân tộc; Nghi lễ mổ trâu truyền thống tại cây Mít cổ thụ trước cửa Đền chính - Đền Đông Cuông; Lễ tế trâu cả con tại Đền chính - Đền Đông Cuông; Lễ dâng Chúc văn trước cửa Đền chính - Đền Đông Cuông; Nghi lễ rước Mẫu sang Sông (đã 2 năm không tổ chức do dịch bệnh covid); Nghi lễ cúng chính tiệc.


Tại Lễ hội đền Đông Cuông năm nay, huyện Văn Yên sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thi đấu các môn thể thao truyền thống.

Bên cạnh các nghi lễ theo truyền thống, tại Lễ hội đền Đông Cuông năm nay, huyện Văn Yên tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thi đấu các môn thể thao truyền thống như: bóng chuyền, đẩy gậy, kéo co, ném còn, vật dân tộc, đu tiên, bịt mắt bắt vịt…


Đền Đông Cuông tọa lạc tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, Yên Bái là nơi thờ chính Mẫu Đệ Nhị Thượng ngàn trong tục thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Từ lâu đền Đông Cuông đã trở thành điểm đến trên hành trình tìm về cội nguồn, du xuân đầu năm của đông đảo du khách thập phương, nhân dân trong vùng. Mỗi người tìm về Đền Mẫu dâng hương kính Mẫu, vãn cảnh đền và cầu nguyện cho quốc thái dân an, cầu lộc, cầu tài, cầu bình an trong cuộc sống, cầu mong những điều may mắn sẽ đến với đất nước, gia đình, người thân, bạn bè… Năm 2009, Đền được công nhận là Di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Đền cũng là nơi giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ” đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.


Thanh Chi 

Tags Yên Bái Văn Yên đền Đông Cuông Lễ hội Đền Đông Cuông huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Các tin khác
Thành phố Yên Bái sẽ tổ chức Festival múa sạp có chủ đề “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” vào ngày 4 - 5/5/2024.

Dự kiến trong 2 ngày 4 – 5/5, thành phố Yên Bái sẽ tổ chức Festival múa sạp có chủ đề “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc tại chiến khu Việt Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ảnh: Tư liệu TTXVN

“Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).

16 tiết mục văn nghệ tham gia trong chương trình văn nghệ “Vang mãi bản hùng ca chiến thắng

Tối 30/4, tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái đã diễn ra Chương trình giao lưu văn nghệ với chủ đề “Vang mãi bản hùng ca chiến thắng”.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên: “Sức sống của bài hát Như có Bác trong ngày đại thắng có được là do chính tình cảm của mình và tình cảm của mọi người. Mọi người dân trong nước có sự đồng cảm với nhau nên có một sự cộng hưởng”.

Đã 49 năm trôi qua, kể từ khi ca khúc "Như có Bác trong ngày đại thắng" ra đời, nhưng bài hát vẫn sống mãi cùng bao thế hệ người Việt. Cho đến hôm nay, mỗi khi dân tộc đạt được một thành tựu mới thì ca khúc "Như có Bác trong ngày đại thắng" lại ngân vang. "Như có Bác trong ngày đại thắng" của nhạc sĩ Phạm Tuyên mãi là tiếng reo vui của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục